• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nghề thổi kèn xô-na có nguy cơ thất truyền – Tác phẩm cuối cùng "Bách Điểu Triều Phượng" kể lại câu chuyện về kế thừa văn hóa của các nghệ sĩ sinh sống ở cao nguyên Hoàng Thổ

    2016-05-21 11:42:42     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, tác phẩm cuối cùng "Bách Điểu Triều Phượng" của đạo diễn nổi tiếng quá cố Ngô Thiên Minh bắt đầu công chiếu trong cả nước Trung Quốc từ ngày 6/5.

    H/A: Vâng. Bộ phim này đã kể lại câu chuyện về hai thế hệ nghệ sĩ thổi kèn xô-na ở cao nguyên Hoàng Thổ kiên trì theo đuổi ước mơ, kế thừa truyền thống.

    D/H: Bộ phim "Bách Điểu Triều Phượng" là tác phẩm hoàn tất cuối cùng của đạo diễn Ngô Thiên Minh lúc sinh thời, tháng 9 năm 2013, bộ phim này đoạt "Giải đặc biệt của Hội đồng bình chọn" tại Lễ trao giải Kim Kê lần thứ 29.

    H/A: Một lời thoại trong bộ phim này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả, đó là: "Bên bờ sông Hoàng Hà không thể không có kèn xô-na. Chỉ có những người dấn thân vào nghề thổi kèn xô-na, mới có thể tận sức kế thừa nghề thổi kèn xô-na".

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn bộ phim "Bách Điểu Triều Phượng" của đạo diễn Ngô Thiên Minh.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, đạo diễn Ngô Thiên Minh là người giỏi về phát hiện tài năng trong làng điện ảnh, đạo diễn Ngô Thiên Minh đã bồi dưỡng những nhà làm phim nổi tiếng gồm Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Hoàng Kiến Tân, Điền Tráng Tráng, Hà Bình, v.v., được tôn vinh là "người dẫn dắt" đạo diễn thế hệ thứ 5 của Trung Quốc.

    D/H: Đạo diễn nổi tiếng từng đoạt giải Oscar Martin Scotsese ca ngợi rằng: "Đạo diễn Ngô Thiên Minh, một bậc thầy thực sự của giới điện ảnh".

    H/A: Bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng" vốn là bản nhạc dân gian thịnh hành ở tỉnh Sơn Đông và tỉnh Hà Nam, miêu tả phong cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống với giai điệu nhiệt tình, sôi động và tiếng hót của nhiều loài chim.

    D/H: Trong bộ phim, bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng" mang hàm nghĩa sâu sắc hơn, bản nhạc này không còn là nghệ thuật dân gian nữa, mà là sự đánh giá của người đời đối với người quá cố.

    H/A: Vâng. Nếu người quá cố là người bình thường, thì dàn nhạc có 2 người; những người thuộc tầng lớp trung lưu thì dàn nhạc có 4 người; những người thuộc tầng lớp thượng lưu thì dàn nhạc có 8 người.

    D/H: Đúng vậy. Chỉ có người đức cao vọng trọng qua đời mới được thổi bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng".

    H/A: Trong phim, ở toàn thị trấn, vài chục năm qua hiếm khi được nghe bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng" trong đám tang.

    D/H: Trong bộ phim, cảnh cao nguyên Hoàng Thổ bao la hoang vắng mang đậm phong cách thẩm mỹ phương Đông.

    H/A: Vâng. Bộ phim kể lại câu chuyện trưởng thành của thiếu niên Du Thiên Minh, lúc nhỏ Du Thiên Minh nói dối tuổi để tôn nghệ sĩ kèn xô-na Tiêu Tam Da làm thầy, cần cù bù thông minh, nắm bắt kỹ năng thổi kèn xô-na, cuối cùng kế thừa sự nghiệp của thầy, làm người đứng đầu dàn nhạc.

    D/H: Thời gian trôi đi, đến thập niên 90 của thế kỷ 20, ban nhạc phương Tây đi vào thôn làng, văn hóa truyền thống với kèn xô-na là đại diện bị lạnh nhạt, mọi người không mời dàn nhạc kèn xô-na khi tổ chức đám cưới hoặc đám tang, tiếng kèn xô-na bị chê "ồn ào quá", nghệ sĩ thổi kèn xô-na buộc phải chuyển nghề và đi làm thuê.

    H/A: Cuộc sống nghèo nàn và bị gạt ra ngoài lề xã hội khiến họ có cảm giác bất lực, khiến nghệ sĩ Tiêu Tam Da hết sức đau lòng.

    D/H: Đạo diễn Hoàng Kiến Tân cho biết, bộ phim này coi như là tự truyện của đạo diễn Ngô Thiên Minh. Thông qua bộ phim này, đạo diễn Ngô Thiên Minh đã thể hiện sự kiên trì bảo vệ văn hóa từ đáy lòng và tinh thần không chịu khuất phục, phấn đấu không mệt mỏi.

    H/A: Đạo diễn Hoàng Kiến Tân cho rằng, tình tiết Du Thiên Minh nói dối tuổi để học nghề thổi kèn xô-na trong phim đã phản ánh sự từng trải của đạo diễn Ngô Thiên Minh hồi năm 1967 nói dối tuổi để tham gia cuộc tuyển sinh lớp đào tạo diễn viên của Hãng phim Tây An.

    D/H: Vâng. Theo ông Hoàng Kiến Tân, tình tiết Tiêu Tam Da kiên trì kế thừa văn hóa cũng đã thể hiện sự trăn trở của đạo diễn Ngô Thiên Minh trong thế kỷ 20.

    H/A: Trong phần cuối phim, Phòng Văn hóa huyện muốn ghi lại bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng", để xin được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể.

    D/H: Nhưng, Du Thiên Minh phát hiện, các anh em trong dàn nhạc có người bị máy cưa cắt mất ngón tay giữa bàn tay phải, có người bị mắc bệnh phổi vì làm ở mỏ, có người một mực chỉ muốn kiếm tiền, họ đều không muốn quay lại làm nghề cũ, giấc mơ dàn nhạc 8 người cùng biểu diễn bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng" đã không thực hiện được.

    H/A: Trong phim có tình tiết như sau, sau khi ông Tiêu Tam Da từng ho ra máu vì bị ung thư phổi đã qua đời, Du Thiên Minh một mình đứng bên cạnh mộ ông, và thổi bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng" với nước mắt rưng rưng.

    D/H: Giai điệu thổ lộ tình cảm đau thương, chính như ông Tiêu Tam Da nói: "Kèn xô-na không phải là thổi cho người khác nghe mà là thổi cho chính mình nghe".

    H/A: Chịu sự tác động của văn hóa phương Tây và những làn sóng văn hóa khác, văn hóa truyền thống từng một dạo bị biến chất và lạc hướng vì bị chủ nghĩa hư vô ăn mòn.

    D/H: Ông Hoàng Kiến Tân cho biết, đạo diễn Ngô Thiên Minh cảm thấy hết sức đau lòng trước hiện tượng nói trên, luôn nỗ lực kêu gọi đưa văn hóa truyền thống trở lại với mọi người, đây chính là thông điệp của bộ phim "Bách Điểu Triều Phượng".

    H/A: Bộ phim này đã miêu tả nghệ sĩ kèn xô-na không chịu khuất phục, luôn kiên trì theo đuổi lý tưởng của mình trong thời buổi xô bồ.

    D/H: Tương tự, đạo diễn Ngô Thiên Minh cũng dốc hết tâm huyết vào nghệ thuật làm phim, tuy biết rõ triển vọng thị trường của những tác phẩm như vậy không mấy lạc quan, nhưng vẫn kiên trì tự giác văn hóa và định lực nghệ thuật.

    H/A: Trước khi bộ phim "Bách Điểu Triều Phượng" công chiếu ra mắt khán giả, đạo diễn Ngô Thiên Minh đã qua đời vì bệnh nặng, hưởng thọ 75 tuổi.

    D/H: Chị Ngô Nghiên Nghiên, con gái của đạo diễn Ngô Thiên Minh cho biết, sau khi qua đời, trong điện thoại di động của ông vẫn có một chiếc tin nhắn chưa gửi ra, tin nhắn có nội dung: "Làm phiền quan tâm bộ phim 'Bách Điểu Triều Phượng', xin ý kiến liệu có phát hành được không".

    H/A: Qua đó, chúng ta có thể biết được, việc bộ phim này được công chiếu là nguyện vọng ấp ủ từ lâu của đạo diễn.

    D/H: Vâng. Là cánh chim đầu đàn của đạo diễn thế hệ thứ 4 của Trung Quốc, đạo diễn Ngô Thiên Minh từng lập kỷ lục về doanh thu phòng vé hơn 100 triệu Nhân dân tệ trong thời đại vé phim chỉ bán 2 hào/tấm.

    H/A: Vâng. Đạo diễn Ngô Thiên Minh luôn chuyên tâm làm phim về nhân vật đời thường và văn hóa dân tộc, đã có những tác phẩm kinh điển như "Đời sống", "Lão Tỉnh", "Vua mặt nạ", v.v., tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, kiên trì kế thừa văn hóa.

    D/H: Bộ phim mang đậm giá trị thẩm mỹ độc đáo này vừa có tình tiết lãng mạn, tình tiết tả thực, vừa có điều khiến khán giả suy ngẫm. Nhìn từ bề ngoài, bộ phim thể hiện tình cảm của nghệ sĩ đối với kèn xô-na, nhưng nhìn về chiều sâu lại là thái độ đúng đắn đối với văn hóa truyền thống ưu tú.

    H/A: Giám đốc Cục Điện ảnh thuộc Tổng Cục Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Nhà nước Trung Quốc Trương Hồng Sâm cho biết, bộ phim này được công chiếu là cách tốt nhất tưởng nhớ đạo diễn Ngô Thiên Minh, cũng là nhằm kế thừa và quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc".

    D/H: Tác phẩm cuối cùng của đạo diễn Ngô Thiên Minh này đã tạo dựng một giấc mơ về cao nguyên Hoàng Thổ, hướng dẫn khán giả suy ngẫm về nỗi nhớ quê hương đang dần biến mất.

    H/A: Nghệ thuật dân gian và văn hóa truyền thống giống như bộ gen trong máu của dân tộc, truyền bá chuẩn tắc luân lý và quan niệm giá trị từ thế hệ này đến thế hệ khắc. Đúng như ông Tiêu Tam Da nói trong bộ phim rằng: "Đừng nhìn vào đồng tiền, phải nhìn vào kèn xô-na".

    D/H: Sau đây, Hùng Anh và Duy Hoa xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bản nhạc "Bách Điểu Triều Phượng".

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hóa" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>