• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Bộ phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện" gây sốt màn ảnh nhỏ Trung Quốc

    2015-12-10 17:53:01     cri

    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, năm nay hai bộ phim truyền hình cổ trang "Hoa Thiên Cốt" và "Lang Gia Bảng" đã gây sốt màn ảnh nhỏ Trung Quốc, khiến không ít khán giả mê mẩn dòng phim cổ trang.

    H/A: Mới đây, nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Tôn Lệ đã mang đến cho khán giả bộ phim truyền hình cổ trang "Mễ Nguyệt Truyện".

    D/H: Vâng. Kể từ ngày 30/11, bộ phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện" 81 tập bắt đầu phát sóng trên kênh vệ tinh Đài Truyền hình Bắc Kinh và kênh vệ tinh Đài Truyền hình Phương Đông.

    H/A: Vào ngày khởi chiếu đầu tiên, tỷ lệ thu xem phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện" qua kênh vệ tinh Đài Truyền hình Bắc Kinh trong 34 thành phố Trung Quốc là 1,97%, đứng đầu trong kênh vệ tinh của các đài truyền hình cấp tỉnh.

    D/H: Tuy nhiên, bộ phim truyền hình này chưa nhận được đánh giá cao trong khi thực hiện tỷ lệ thu xem cao.

    H/A: Đúng vậy. Khán giả đang thảo luận sôi nổi về các vấn đề như trang phục, hoá trang, đạo cụ cũng như sự thật lịch sử của bộ phim truyền hình này.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn bộ phim truyền hình cổ trang "Mễ Nguyệt Truyện" đang gây sốt màn ảnh nhỏ Trung Quốc.

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung chi tiết hôm nay.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, bộ phim truyền hình cổ trang "Mễ Nguyệt Truyện" kể lại câu chuyện của Mễ Nguyệt, Hoàng Thái Hậu buông rèm nhiếp chính đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

    H/A: Bộ phim truyền hình này có cốt truyện như sau: Trong thời kỳ Chiến Quốc, Mễ Nguyệt là công chúa nước Sở, được vua cha Sở Uy Vương chiều chuộng nhất.

    D/H: Sau khi Sở Uy Vương qua đời, cuộc sống của Mễ Nguyệt đã thay đổi hoàn toàn, mẹ nàng là Hướng thị bị Sở Uy Hậu trục xuất khỏi cung, Mễ Nguyệt cùng em trai Mễ Nhung đã tránh khỏi nhiều tai hoạ và nguy hiểm.

    H/A: Ngay từ thuở nhỏ, Mễ Nguyệt và công tử Hoàng Yết là bạn thanh mai trúc mã, hai người cảm mến và yêu nhau, nhưng Mễ Nguyệt buộc phải đi cùng với chị gái Mễ Khu đến nước Tần vừa với thân phận là em gái đi theo hầu vừa làm vợ lẽ của Tần Huệ Văn Vương.

    D/H: Từ đó, Công chúa Mễ Khu trở thành Vương Hậu nước Tần, Mễ Nguyệt trở thành phi tần được vua Tần Huệ Văn Vương cưng chiều.

    H/A: Sau khi Mễ Nguyệt sinh con trai Doanh Tắc, tình cảm chị em giữa Mễ Khu và Mễ Nguyệt dần dần tan vỡ.

    D/H: Sau đó, các hoàng tử tranh giành ngôi vua, Tần Huệ Văn Vương tên là Doanh Tứ qua đời trong tâm trạng nuối tiếc và ân hận.

    H/A: Sau khi Tần Huệ Văn Vương qua đời, Mễ Nguyệt và con trai bị lưu đày tới nước Yến xa xôi.

    D/H: Không ngờ, Tần Vũ Vương Doanh Đãng chết vì bị thương quá nặng do nâng đỉnh, nước Tần rơi vào cảnh hỗn loạn. Nhờ lực lượng quân đội nước Nghĩa Cừ, Mễ Nguyệt và con trai được trở về nước Tần, dẹp yên loạn lạc trong nước Tần.

    H/A: Con trai của Mễ Nguyệt tên là Doanh Tắc đăng quang, là vua Tần Chiêu Tương Vương trong lịch sử. Mễ Nguyệt là người đầu tiên tự xưng Hoàng Thái Hậu trong lịch sử Trung Quốc, được gọi là Tuyên Thái Hậu.

    D/H: Khác với bộ phim truyền hình "Chân Hoàn Truyện", bộ phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện" cải biên từ câu chuyện của Tần Tuyên Thái Hậu, nhân vật có thật trong lịch sử.

    H/A: Vâng. Do câu chuyện trong phim không phải là hư cấu, nên khó tránh khỏi bị những khán giả "tinh mắt" phát hiện ra những sai sót.

    D/H: Vâng. Vào buổi tối ngày khởi chiếu đầu tiên, trong phim lần lượt xuất hiện các nhân vật lịch sử gồm Thương Ương, Sở Uy Vương, Khuất Nguyên, v.v.

    H/A: Có khán giả cho biết, theo lịch sử, Thương Ương chịu hình phạt ngũ mã phanh thây sau khi ông đã chết, chứ không phải là chịu cực hình này khi vẫn sống như trong phim.

    D/H: Vâng. Có khán giả còn đề xuất, Thương Ương chịu hình phạt tàn khốc ngũ mã phanh thây vào năm 338 trước Công nguyên, còn Khuất Nguyên sinh vào năm 340 trước Công nguyên, không có khả năng xuất hiện tình tiết Khuất Nguyên bàn luận về cái chết của Thương Ương.

    H/A: Vâng. Còn có khán giả cho biết, ca khúc mà bà đồng hát trong khi giúp Hướng thị sinh con có nguồn gốc từ bài thơ "Cửu Ca – Đông Hoàng Thái Nhất" do Khuất Nguyên sáng tác vào mấy chục năm sau.

    D/H: Những sai sót về sự thật lịch sử này đòi hỏi khán giả phải có kiến thức nhất định mới phát hiện được. Ngoài ra, những sai sót về "phim cổ trang lại nói theo lối ngôn ngữ hiện đại" là sai sót thường thấy, dễ bị khán giả bình thường phát hiện.

    H/A: Vâng. Có cư dân mạng phê bình rằng, câu "Lai nhi bất vãng, phi lễ giã" xuất hiện từ đời Tây Hán, câu "Mông hổ không thể sờ" là cách dùng trong Hán ngữ hiện đại. "Mễ Nguyệt Truyện" xảy ra vào thời kỳ Chiến Quốc, nhưng lại xuất hiện những sai sót này, nên dễ bị khán giả phát hiện.

    D/H: Vâng. Khán giả cho rằng, nếu những sai sót này xuất hiện trong những phim hư cấu, thì có thể thông cảm được; nhưng lại xuất hiện trong phim lịch sử cải biên từ sự kiện lịch sử có thật, đây là điều khiến khán giả không hài lòng đối với ê-kíp sản xuất phim.

    H/A: Đúng vậy. Phải nói rằng, bộ phim truyền hình "Chân Hoàn Truyện" từng được khán giả đánh giá cao vì trang phục sang trọng và lời thoại thích hợp đã giúp nâng cao khiếu thẩm mỹ của khán giả.

    D/H: Cốt truyện của bộ phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện" xảy ra trong thời kỳ Chiến Quốc. Về tông màu chung thể hiện trong phim, tư duy của ê-kíp làm phim là "Nước Tần tôn sùng màu đen, thể hiện vị thế bá chủ một cách kín đáo; Nước Sở tôn sùng màu đỏ, thể hiện sự linh hoạt và tươi sáng".

    H/A: Tuy nhiên, nhiều khán giả phàn nàn rằng, tuy nhìn chung, về thị giác, sự thiết kế này không có vấn đề, nhưng trang phục của các nhân vật cụ thể "màu sắc lại quá sặc sỡ, thời xưa, đa số người nước Sở đeo đồ trang sức làm bằng ngọc, chứ không phải dùng đồ trang sức làm bằng vàng và bạc như trong phim; Hơn nữa, chất liệu vải may trang phục cũng quá hiện đại, chưa thể hiện được đặc điểm thời đại nhà Tần, thời đó quần áo chủ yếu làm từ vải bông và vải đay".

    D/H: Ngoài ra, còn có một số khán giả "khó tính" hơn, đã tìm tư liệu về thiết kế mũ của quan chức thời cổ đại, sau đó so sánh với phim và chỉ rõ mũ của các quan chức trong phim "xuất hiện siêu sớm" so với thời điểm của cốt truyện.

    H/A: Mặc dù các luồng ý kiến và tranh luận không ngớt, nhưng cũng có nhiều khán giả đánh giá cao và bênh vực bộ phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện".

    D/H: Vâng. Chẳng hạn, về vấn đề màu sắc trang phục nhân vật, có khán giả tìm câu thơ trong "Kinh Thi" để nói rõ thời đó vương công quý tộc coi màu đỏ là màu sang trọng, dùng để nêu bật địa vị cao quý của họ, như vậy để chứng tỏ trang phục trong phim là phù hợp với sự thật lịch sử.

    H/A: Đằng sau những lời khen tiếng chê của khán giả, thì bộ phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện" đang có tỷ lệ thu xem dẫn đầu.

    D/H: Đúng vậy. Theo số liệu, vào buổi tối ngày khởi chiếu đầu tiên, bộ phim "Mễ Nguyệt Truyện" phát sóng trên kênh vệ tinh Đài Truyền hình Bắc Kinh có tỷ lệ thu xem là 1,97%, kênh vệ tinh Đài Truyền hình Phương Đông là 2,41%, còn lượng truy cập bộ phim này trên trang web chia sẻ video Letv.com đã lên tới 260 triệu lượt.

    H/A: Theo Hùng Anh, về chất lượng bộ phim này thực sự thế nào, khán giả không cần vội vã đưa ra kết luận. Cùng với các tình tiết trong phim, khán giả sẽ có sự đánh giá công bằng. Đến lúc đó, chúng ta sẽ đánh giá chất lượng của bộ phim này.

    D/H: Vâng. Anh Hùng Anh nói có lý, bộ phim truyền hình "Mễ Nguyệt Truyện" dài 81 tập, hiện nay mới phát sóng hơn hai mươi tập. Để đánh giá bộ phim này có lẽ phải chờ đến lúc bộ phim này chiếu xong.

    H/A: Vâng. Sau đây, mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát "Y nhân như mộng", bài hát cuối phim "Mễ Nguyệt Truyện" do ca sĩ Hoắc Tôn thể hiện.

    D/H: Trong bài hát "Y nhân như mộng", tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay xin tạm dừng tại đây, Duy Hoa cám ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>