• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Hoà nhi bất đồng, học hỏi lẫn nhau để sáng tạo đổi mới – Nhận xét về nền văn minh châu Á của nhà văn Mạc Ngôn

    2015-11-23 17:00:04     Xin Hua

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Hùng Anh.

    L/Q: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Lệ Quyên.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, ngày 8/11, Liên hoan Nghệ thuật châu Á lần thứ 14 đã khai mạc tại Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, các vị khách mời đến từ hơn 40 nước và vùng lãnh thổ kết bạn qua nghệ thuật, tận hưởng các bữa tiệc thịnh soạn về văn hoá.

    L/Q: Châu Á là chiếc nôi của nhiều nền văn minh cổ đại, không những tồn tại tính đa dạng, hơn nữa luôn duy trì tương tác lẫn nhau.

    H/A: Tại Diễn đàn Văn hoá châu Á lần thứ 3, một trong những hoạt động thuộc Liên hoan Nghệ thuật châu Á, nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nô-ben Văn học Mạc Ngôn đã chia sẻ những quan điểm của ông về giao lưu văn hoá ở châu Á, các nền văn minh học hỏi lẫn nhau để sáng tạo đổi mới, phát triển nhịp nhàng.

    L/Q: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Lệ Quyên xin giới thiệu chi tiết về nhận xét của nhà văn Mạc Ngôn về nền văn minh châu Á.

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung hôm nay.

    L/Q: Thưa quý vị và các bạn, mới đây, Đại sứ của hơn 30 nước châu Phi tại Trung Quốc đã đến Quảng Châu tham quan một doanh nghiệp nhỏ chỉ có vài chục nhân viên làm việc, sản phẩm do doanh nghiệp này sản xuất là chất artemisinin chiết xuất từ cây thanh hao hoa vàng.

    H/A: Đại sứ Cô-mo tại Trung Quốc Mô-ha-mét A-bút cho biết, chất artemisinin đã cứu vãn vận mệnh của quốc gia Cô-mo.

    L/Q: Nhà văn Mạc Ngôn đọc thông tin này từ một tờ báo và cảm thấy rất xúc động. Tại Diễn đàn Văn hóa châu Á lần thứ 3 diễn ra tại Tuyền Châu vào ngày 9/11, nhà văn đã chia sẻ câu chuyện này với hàng trăm khách mời.

    H/A: Sau 8 năm nỗ lực, đội y tế chống sốt rét tỉnh Quảng Đông đã giúp Cô-mo thực hiện không có ca tử vong vì sốt rét vào năm 2014, số người mắc bệnh sốt rét giảm 98%.

    L/Q: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, con người thông qua sử dụng loại thuốc đại chúng để giúp một quốc gia nhanh chóng kiểm soát sự lây lan của bệnh sốt rét.

    H/A: Nhà văn Mạc Ngôn cho biết, chất artemisinin đã phát huy vai trò quan trọng trong khu vực châu Phi và Đông Nam Á, cứu sống hàng chục nghìn người, vì vậy, Giáo sư Đồ U U, nhà khoa học Trung Quốc đã giành được giải Nô-ben Y học năm nay.

    L/Q: Nhà văn cho biết, Giáo sư Đồ U U lấy cảm hứng từ cuốn sách "Trửu hậu bị cấp phương" của Cát Hồng, đời Đông Tấn, chiết xuất ra chất artemisinin có thể điều trị bệnh sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng, được thế giới công nhận, đóng góp to lớn cho sức khỏe của con người.

    H/A: Nhà văn Mạc Ngôn cho rằng, kho báu văn hoá nghệ thuật phong phú thời cổ đại Trung Quốc là nguồn tài nguyên quý báu và vô tận cho sáng tạo đổi mới ngày nay.

    L/Q: Vâng. Chẳng hạn, cuốn "Bản thảo cương mục" ghi lại hơn 1000 loại thuốc thảo dược, gợi mở cho các thế hệ sau. Ở nhiều nước châu Á đều có sách kinh điển như cuốn "Bản thảo cương mục".

    H/A: Nhà văn Mạc Ngôn cho rằng, mục đích căn bản nhất của giao lưu văn hóa là thực hiện sáng tạo đổi mới về văn hoá, kế thừa văn hoá giá trị nhất trong truyền thống nước mình, học tập văn hoá xuất sắc nhất của nước khác, tạo nên hình thái văn hoá mới có thể phản ánh hiện thực đương đại, đáp ứng nhu cầu về tinh thần của nhân dân.

    L/Q: Vâng. Nghệ sĩ và nhà khoa học mỗi nước đều nên tìm kiếm cảm hứng từ văn hóa lịch sử nước mình.

    H/A: Đúng vậy. Nhà văn Mạc Ngôn cho rằng, sáng tạo đổi mới dựa trên cơ sở văn hoá lịch sử của mỗi nước đã cung cấp sự đảm bảo căn bản nhất cho hoạt động giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế giới.

    L/Q: Vâng. Vì nếu chỉ giao lưu những thứ thời xưa, chẳng mấy chốc sẽ trở thành thứ cũ kỹ và lạc hậu, chỉ có giao lưu dựa trên cơ sở sáng tạo đổi mới thì hoạt động giao lưu mới không bao giờ lạc hậu, mới có thể mang lại những thứ làm đổi thay cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

    H/A: Liên hoan Nghệ thuật châu Á năm nay đã mời bậc thầy về trà đạo Nhật Bản Sen Genshitsu tham gia. Tại một buổi đối thoại, bậc thầy Sen Genshitsu đã biểu diễn nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà.

    L/Q: Nhà văn Mạc Ngôn chú ý tới một điểm, khi uống trà, ông Sen Genshitsu đưa tách trà lên cao, uống cạn tách trà và miệng thì phát ra tiếng.

    H/A: Trong khi đó, nhà văn Mạc Ngôn cũng phát hiện, các bạn Trung Quốc tại hiện trường tuy cũng đưa tách trà lên cao, cũng uống hết tách trà, nhưng miệng lại không phát ra tiếng.

    L/Q: Nhà văn Mạc Ngôn từng thăm Nhật mười mấy lần, ông cho biết, khi uống trà phát ra tiếng và uống hết tách trà, đó là cách bày tỏ khen ngợi trà ngon và cảm ơn chủ nhà.

    H/A: Vâng. Nhà văn Mạc Ngôn cho biết, mặc dù trong cuộc sống hiện đại uống trà phát ra tiếng là hành vi khiếm nhã, nhưng trong môi trường đặc thù, đây đã thể hiện lòng kính trọng đối với chủ nhà và sự thưởng thức trà.

    L/Q: Những chi tiết này giàu sức sống trong sáng tác nghệ thuật, vì nó đến từ cuộc sống, có nguồn gốc lịch sử văn hoá sâu sắc.

    H/A: Nhà văn Mạc Ngôn cho biết, chúng ta nên có một đôi mắt giỏi quan sát, có tâm hồn nghệ thuật nhạy cảm, để phát hiện ý nghĩa văn hoá và nguồn gốc lịch sử từ những chi tiết trong cuộc sống.

    L/Q: Từ đó, nhà văn Mạc Ngôn đã nghĩ tới sự từng trải của mình. Mấy chục năm trước, ông phát hiện, khi mẹ ông bón cơm cho cháu gái, miệng của bà cũng há ra một cách vô thức.

    H/A: Sau đó, khi ông đi thăm một số nước châu Âu, ông đã đặc biệt chú ý quan sát miệng của các bà mẹ khi bón cơm cho con, ông phát hiện miệng của các bà mẹ châu Âu cũng há ra một cách vô ý thức.

    L/Q: Theo nhà văn Mạc Ngôn, chi tiết này đã thể hiện cơ sở tình cảm chung của loài người, cũng cho thấy tại sao tác phẩm nghệ thuật có thể làm bạn đọc các nước xúc động sau khi được dịch sang tiếng các nước.

    H/A: Ông cho biết, tình yêu thương giữa mẹ và con, giữa bố và con là tương đồng, đây là cơ sở tâm lý khi giao lưu nghệ thuật.

    L/Q: Khi đi thăm Hàn Quốc, uống rượu với rất nhiều bạn, nhà văn Mạc Ngôn phát hiện bạn Hàn Quốc có thói quen đưa chén rượu mình đã dùng cho người bạn đối điện, hai người dùng chén của nhau để uống rượu.

    H/A: Theo Mạc Ngôn, hành vi này đã miêu tả thành ngữ Trung Quốc "Thôi bôi hoán trản", thành ngữ này có hàm ý sâu sắc, tức tôi không chê chén rượu của bạn bẩn, chén rượu bạn đã dùng tôi cũng có thể dùng, chén rượu tôi đã dùng bạn cũng dùng được.

    L/Q: Nhà văn Mạc Ngôn cảm khái rằng, hành vi "Thôi bôi hoán trản" bắt nguồn từ Trung Quốc này hiện đã không tồn tại ở Trung Quốc, nhưng lại được bảo tồn ở nước láng giềng hữu nghị.

    H/A: Trong các hoạt động giao lưu văn hoá đối ngoại, chúng ta nên chú ý quan sát, có thể phát hiện nhiều thành quả tích lũy được từ giao lưu văn hoá, và cung cấp chi tiết giàu sức thuyết phục cho sáng tạo và đổi mới văn hoá.

    L/Q: Nhà văn Mạc Ngôn cho biết, giao lưu văn hoá giữa các nước châu Á thực ra là quá trình học hỏi lẫn nhau, đây là nguyên nhân tại sao người Trung Quốc có thể phát hiện nhiều thứ vừa quen thuộc vừa lạ lẫm tại các nước Việt Nam, Thái Lan, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v., và những thứ đó chính là thành quả giao lưu, đổi mới giữa văn hoá các nước.

    H/A: Đối với những nếp sống và lối tư duy khác nhau, khó mà đánh giá thứ nào cao, thứ nào thấp, nhưng nó liên quan chặt chẽ với phong tục tập quán, lịch sử, thiên nhiên của địa phương.

    L/Q: Trung Quốc có câu "Tha sơn chi thạch khả dĩ công ngọc", có nghĩa đen là đá từ ngọn núi khác có thể dùng để đánh bóng ngọc bích, nghĩa bóng là ý kiến của người có thể giúp mình sửa đổi khuyết điểm.

    H/A: Theo Mạc Ngôn, câu này là quy luật vàng trong đổi mới văn hóa nghệ thuật, là điều mà chúng ta nên tuân thủ.

    L/Q: Nhà văn Mạc Ngôn cho biết, học từ cuộc sống, học từ truyền thống văn hóa lịch sử, học văn hoá nước ngoài, những thứ này là điều hết sức quan trọng đối với những người làm sáng tác văn hoá.

    H/A: Theo nhà văn Mạc Ngôn, nếu không tìm hiểu sâu sắc cuộc sống, không gắn bó với người dân, người sáng tác văn học thì không thể nắm bắt cái hồn của thời đại, tác phẩm sẽ không gắn liền với thời đại, tác phẩm không làm bản thân xúc động, thì không thể nào làm bạn đọc xúc động.

    L/Q: Nhà văn Mạc Ngôn còn cho rằng, giao lưu văn hoá nên hoà hợp với kinh tế – thương mại và đối thoại chính trị.

    H/A: Vì ông cho rằng, đối thoại chính trị là nhằm xử lý quan hệ giữa các nước, hoạt động kinh tế – thương mại là vì lợi ích của các nước, còn giao lưu văn hoá là nhằm làm phong phú đời sống của nhân dân các nước, thậm chí là cả loài người.

    L/Q: Ông mong các nước châu Á sẽ coi các hoạt động giao lưu từ góc nhìn tổng thể trong khi diễn ra các hoạt động giao lưu, xây dựng "Một vành đai, một con đường".

    H/A: Bất kể là đối thoại chính trị hay giao lưu kinh tế, mục đích cuối cùng của chúng ta là thực hiện phồn vinh chung về văn hoá, vì văn hoá là thứ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và tình cảm của con người. Khi chúng ta đánh giá một quốc gia có phồn vinh hay không, không phải dựa trên tiêu chuẩn GDP, mà là dựa trên cuộc sống tinh thần phong phú của nhân dân và nghệ thuật xán lạn của nước đó.

    L/Q: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Lệ Quyên cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các ban.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>