• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • 32 cổ vật Trung Quốc do Pháp trả lại được trưng bày tại Viện Bảo tàng tỉnh Tam Cúc – Báu vật quốc gia được trở về quê hương sau nhiều năm lưu lạc ở nước ngoài

    2015-07-23 16:45:20     cri
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, sáng ngày 20/7, Viện Bảo tàng tỉnh Cam Túc, Trung Quốc đã đón chào một đợt cổ vật vừa quen thuộc lại xa lạ, đó là 32 đồ trang trí bằng vàng đời nhà Tần thuộc thời kỳ Xuân Thu.

    H/A: 32 đồ trang trí bằng vàng này có xuất xứ từ Di chỉ các ngôi mộ cổ ở núi Đại Bảo Tử, huyện Lễ, tỉnh Cam Túc, là cổ vật quý báu để nghiên cứu văn hoá thời kỳ đầu nhà Tần.

    D/H: Đây là lần đầu tiên đợt cổ vật này ra mắt ở Trung Quốc sau hơn 20 năm lưu lạc ở hải ngoại, do Pháp trả lại cho Trung Quốc.

    H/A: Đợt cổ vật này được trở về Trung Quốc đã trải qua chặng đường gian nan như thế nào? Từ hồi bị mất cắp đến lưu lạc ở nước ngoài, rồi Pháp trả lại cho Trung Quốc, trong hơn 20 năm qua đã xảy ra những chuyện gì mà mọi người chưa biết?

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu chi tiết về câu chuyện truy đòi cổ vật của Trung Quốc.

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung chi tiết hôm nay.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nạn trộm mộ hoành hành ở nhiều địa phương Trung Quốc.

    H/A: Giám đốc Sở Nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Cam Túc Vương Huy cho đến nay vẫn nhớ như in, hồi đó, nạn trộm mộ nghiêm trọng đến mức báo động, đầy đồng khắp núi đâu đâu cũng có những cái hố lớn do bọn trộm mộ để lại, ở tỉnh Cam Túc, hôm xảy ra vụ trộm mộ nghiêm trọng nhất có tới hơn 2400 kẻ tham gia đào trộm mộ.

    D/H: Phó Cục trưởng Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc Tống Tân Triều nhớ lại, thời đó thậm chí có người trực tiếp dùng máy kéo chở đầy một xe đồ đồng đen, núi Đại Bảo Tử là một trong những nơi bị trộm mộ nghiêm trọng nhất.

    H/A: Ông Tống Tân Triều cho biết, từ năm 1990 đến năm 1993, rất nhiều mộ cổ ở Trung Quốc bị đào bới trộm. Về văn vật thời kỳ Tiên Tần Trung Quốc, trong thời gian nạn trộm mộ xảy ra nghiêm trọng kéo dài 20-30 năm, có hai nơi khiến mọi người đau lòng nhất, đó là núi Đại Bảo Tử ở tỉnh Cam Túc và quần thể lăng mộ vua nước Tần ở Hầu Mã, tỉnh Sơn Tây.

    D/H: Giống như đa số cổ vật bị đào trộm, 32 đồ trang trí bằng vàng này từ đó cũng bị tuôn ra nước ngoài.

    H/A: Cho đến năm 2005, Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc khởi động chương trình điều tra cổ vật bị lưu lạc ở nước ngoài, như vậy mới điều tra rõ tình hình những cổ vật bị thất lạc từ núi Đại Bảo Tử, triển khai nghiên cứu một cách hệ thống, hoàn thành "Báo cáo về những cổ vật bị thất lạc từ núi Đạo Bảo Tử, huyện Lễ, tỉnh Cam Túc".

    D/H: Là một trong những người phụ trách hoàn thành báo cáo nói trên, Giám đốc Sở Nghiên cứu khảo cổ văn vật tỉnh Cam Túc Vương Huy cho biết, nhà khảo cổ nổi tiếng Hàn Vĩ là người sớm nhất phát hiện những đồ trang trí bằng vàng này bị thất lạc sang Pháp.

    H/A: Nhưng, để xác định những cổ vật này đúng là bị mất cắp từ huyện Lễ, tỉnh Cam Túc thì đòi hỏi phải có "chứng cứ kép" cả về kỹ thuật lẫn pháp lý.

    D/H: Ông Vương Huy cho biết, Trung Quốc đưa cho phía Pháp báo cáo phân tích về những cổ vật này, Pháp cũng tiến hành phân tích những đồ trang trí bằng vàng này bằng phương pháp tương đồng, sau đó phát hiện các thành phần trong thổ nhưỡng, chu sa và bùn trên các cổ vật hoàn toàn tương đồng với di chỉ các ngôi mộ cổ ở núi Đại Bảo Tử.

    H/A: Ngoài cung cấp chứng cứ về kỹ thuật ra, Trung Quốc còn tìm thấy những chứng cứ về pháp lý, nhân viên khảo cổ đã trao đổi với một số người tham gia trộm mộ thời đó, trao đổi với cơ quan công an, viện kiểm sát và toà án, xem lại hồ sơ các vụ trộm mộ, nhiều người khai báo đã đào những đồ trang trí bằng vàng từ ngôi mộ nào, có hình dáng ra sao. Những lời khai này hoàn toàn phù hợp với sự miêu tả của phía Pháp về những đồ trang trí bằng vàng này.

    D/H: Phó Cục trưởng Cục Văn vật Quốc gia Tống Tân Triều cho biết, sau khi xác định cổ vật bị thất lạc sang Pháp, công tác truy đòi đã khởi động ngay từ 10 năm trước.

    H/A: Ban đầu, Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc gửi công hàm tới một số cơ quan văn hoá của Pháp và một số nước khác, sau đó đã nhận được phản hồi tích cực từ Pháp.

    D/H: Trong khi áp dụng biện pháp truy đòi qua kênh Chính phủ, Trung Quốc cũng tích cực triển khai công tác truy đòi trong dân gian.

    H/A: Trong những năm tiếp theo, về phía Chính phủ từ gửi công hàm đến can thiệp ngoại giao, dân gian thì từ giao lưu đến xác nhận, cuối cùng, nhân dịp Trung Quốc và Pháp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2014, Trung Quốc một lần nữa đề xuất, mong Pháp thúc đẩy cơ quan hữu quan trả lại cổ vật, và điều này đã nhận được sự ủng hộ của Chính phủ Pháp.

    D/H: Nhưng, lúc đó những cổ vật này đã được quyên tặng cho Viện Bảo tàng Nghệ thuật châu Á Guimet quốc gia Pháp, theo chính sách của Pháp, tài sản quốc gia không được chuyển nhượng.

    H/A: Cuối cùng, Chính phủ Pháp quyết định, để nhà sưu tầm những cổ vật này đồng ý huỷ bỏ quyên tặng đợt cổ vật này cho viện bảo tàng, như vậy những cổ vật này được trả lại cho hai nhà sưu tầm.

    D/H: Ông Tống Tân Triều cho biết, ông trùm về hàng xa xỉ nổi tiếng của Pháp Phrăng-cô-ít Pi-nau là một trong 2 nhà sưu tầm đó, ông Phrăng-cô-ít Pi-nau đồng ý trả lại cho Trung Quốc 4 cổ vật mà ông sở hữu và không cần đền bù.

    H/A: Ông Kri-xti-an Đe-đi-ơ cũng là nhà sưu tầm nổi tiếng của Pháp, ngày 13/5 năm nay, ông đã trực tiếp đến Bắc Kinh, đưa 28 cổ vật mà ông sở hữu đến tận Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc.

    D/H: Ông Kri-xti-an Đê-đi-ơ cho biết, vì 28 cổ vật này là cổ vật của Trung Quốc bị lưu lạc ở nước ngoài, là một doanh nhân có tinh thần trách nhiệm, ông sẵn sàng trả lại 28 cổ vật này cho Trung Quốc.

    H/A: Như vậy, sau hơn 20 năm lưu lạc ở nước ngoài, những đồ trang trí bằng vàng quý báu này đã được Pháp trả lại cho Trung Quốc. Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc quyết định trao toàn bộ 32 cổ vật này cho Viện Bảo tàng tỉnh Cam Túc cất giữ và trưng bày.

    D/H: 9 giờ rưỡi sáng 20/7, Viện Bảo tàng tỉnh Cam Túc đã tổ chức Lễ tiếp nhận đợt cổ vật bị thất lạc từ Di chỉ núi Đại Bảo Tử.

    H/A: Sau đó, Viện Bảo tàng tỉnh Cam Túc đã tổ chức triển lãm đặc biệt trưng bày 32 cổ vật có xuất xứ từ Di chỉ núi Đại Bảo Tử mang tên "Phong độ đời nhà Tần".

    D/H: Triển lãm này sẽ kéo dài 3 tháng, người Trung Quốc đã có được cơ hội tận mắt chứng kiến những đồ trang trí bằng vàng đời nhà Tần sau hơn 20 năm lưu lạc ở nước ngoài.

    H/A: Trong toàn bộ số cổ vật lưu lạc ở nước ngoài bị thất lạc từ Di chỉ núi Đại Bảo Tử, có 81 cổ vật đã có manh mối, được cất giữ ở Anh, Bỉ, Nhật, Mỹ, Đài Loan và Hồng Công Trung Quốc, tuyệt đại đa số thuộc về viện bảo tàng tư nhân và nhà sưu tầm.

    D/H: Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc cho biết, đây chỉ là một số lượng nhỏ trong toàn bộ số cổ vật lưu lạc ở nước ngoài, tiếp theo Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai công tác truy đòi cổ vật.

    H/A: Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ năm 1840 bùng nổ chiến tranh Nha Phiến đến nay, Trung Quốc cả thảy có hơn 10 triệu cổ vật bị đưa ra nước ngoài.

    D/H: Năm 1989, Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng phương thức ngoại giao truy đòi cổ vật thời kỳ Chiến Quốc bị mất cắp tại Tỷ Quy, tỉnh Hà Bắc từ Hãng bán đấu giá Sothebys ở Niu-oóc, Mỹ.

    H/A: Phó Cục trưởng Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc Tống Tân Triều cho biết, trong công việc truy đòi cổ vật lưu lạc ở nước ngoài, khó khăn lớn nhất là chứng cứ không đầy đủ, không thể chứng minh được nguồn gốc của cổ vật.

    D/H: Sở dĩ 32 cổ vật bị thất lạc từ Di chỉ núi Đại Bảo Tử có thể trở về Trung Quốc, chủ yếu là vì đã xác định rõ được nguồn gốc.

    H/A: Ông Tống Tân Triều đồng thời cho biết, trong quá trình đưa cổ vật lưu lạc ở nước ngoài trở về quê hương, nỗ lực của Chính phủ chỉ là một phần, sự ủng hộ của dân gian hết sức quan trọng, nhưng Chính phủ cũng kêu gọi người dân không mua các cổ vật bị mắt cắp.

    D/H: Mong sao càng nhiều báu vật quốc gia sớm được trở về quê hương.

    H/A: Trên đây, Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Sau hơn 20 năm lưu lạc ở nước ngoài, 32 cổ vật Trung Quốc được trở về quê hương.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>