• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thượng Tọa Thích Thanh Quyết: Lớp trẻ Trung Quốc nên nhận xét lại giá trị của văn hoá truyền thống Trung Hoa

    2014-10-24 17:18:30     cri
    Mới đây, tại Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một trong những cái nôi của nền văn hóa Trung Hoa đã diễn ra trọng thể Đại hội lần thứ 27 Hội Liên hữu Phật tử thế giới với chủ đề "Phật giáo và công ích từ thiện", hơn 600 cao tăng đại đức giới Phật giáo trên thế giới trong đó có các vị cao tăng đại đức Việt Nam đã tham dự đại hội và trao đổi về các vấn đề làm thế nào tăng cường đoàn kết giữa giới Phật giáo, thúc đẩy sự nghiệp công ích từ thiện và chủ nghĩa nhân đạo của Phật giáo. Phóng viên Đài chúng tôi Hải Vân đã phỏng vấn Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thượng Tọa Thích Thanh Quyết và trao đổi với Thượng Tọa về giá trị của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Sau đây xin mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên Hải Vân với Thượng Tọa Thích Thanh Quyết.

    Phóng viên: Nhà sử học Anh Toynbee đã từng nói, "muốn cứu vãn khủng hoảng của thế kỷ 21 thì phải dựa vào đạo Khổng Mạnh và Phật giáo Đại thừa Trung Quốc", Thượng tọa có nhận xét gì về câu nói trên? Thượng tọa nhìn nhận thế nào về giá trị của văn hóa truyền thống Trung Quốc bao gồm tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

    Thượng tọa: Câu nói của nhà sử học Anh tôi nghĩ rất chuẩn xác. Khi nền kinh tế và xã hội càng ngày càng phát triển, bên cạnh sự phát triển ấy, nhiều khi chúng ta chưa quan tâm tới những lĩnh vực đi theo để điều hòa đó, điều tiết đó, Đạo Khổng Mạnh Trung Quốc và Đạo Phật du nhập từ Ấn Độ hai ngàn năm nay đã có tác dụng rất mạnh trong cả một quá trình cùng phát triển với xã hội Trung Quốc, luôn luôn là những bộ phận cân bằng lại với sự phát triển, đặc biệt là sự phát triển vật chất của nhân loại thì đạo Phật xưa nay luôn luôn ở trạng thái giữ vai trò cân bằng và điều chỉnh và mang tính chất giáo dục, định hướng, rất mạnh của toàn xã hội Trung Quốc chúng ta.

    Phóng viên: Khủng hoảng là thế kỷ 21 là khủng hoảng như thế nào?

    Thượng tọa: Khủng hoảng thế kỷ 21 chính là sự chênh lệch, sự cách biệt giữa sự phát triển về kinh tế và cái không đi kịp của đạo đức, của văn hóa, cho nên sự chênh lệch đó, chỉ có vai trò của các tổ chức, đạo Khổng Mạnh, Đạo giáo, Phật giáo Đại Thừa Trung Quốc sẽ góp phần kéo lên xích lại và tạo nên sự đi lên của một xã hội con người mang tính chất là bền vững, hài hòa.

    Phóng viên: Tại sao nhà sử học Anh lại đánh giá cao đạo Khổng Mạnh và Phật giáo Đại thừa chứ không phải các tôn giáo khác?

    Thượng tọa: Hai tôn giáo này mặc dù xuất sinh ra ở 2 quốc gia lớn khác nhau, nhưng sẽ có cùng chung một mục đích là xây dựng con người, xây dựng xã hội hài hòa, đặc biệt đi vào cụ thể, Nho giáo có những đường hướng rõ ràng, có những cương chỉ rất rành mạch: Nhân, Nghĩa, Lễ, Chí, Tín, tam cương ngũ thường, trung hữu kết nghĩa, và Phật giáo có từ bi hỷ xả, bác ái v.v., hai khái niệm của hai tôn giáo khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là đào tạo con người, bồi dưỡng con người đầy đủ giữa trí tuệ và nhân cách, chỉ có con người đầy đủ thì mới xây dựng được một con người toàn diện, từ một con người toàn diện sẽ có một xã hội hài hòa và xã hội phát triển. Phật giáo Đại Thừa nâng cao lòng từ bi bác ái, từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, Phật giáo Tiểu Thừa nguyên thủy cũng có thế, nhưng mà các nấc độ nâng cao đến Đại Thừa, đặc biệt là phát triển vào Trung Quốc, Phật giáo Đại Thừa Trung Quốc kết hợp với tín ngưỡng các nền văn hóa Trung Quốc, hai tư tưởng thông nhau, càng vun đắp lên cho một tư tưởng mạnh mẽ hơn, đầy đủ.

    Phóng viên: Hiện nay có một số thanh niên sống không có mục tiêu, không có định hướng, cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, có một số người do áp lực cuộc sống và công việc mà mắc bệnh trầm cảm. Thượng tọa có lời khuyên gì đối với giới trẻ? Cần phải làm gì để có cuộc sống lành mạnh hạnh phúc?

    Thượng tọa: Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước công nguyên sản sinh ra hai nhà tư tưởng lớn là Khổng Tử và Lão Tử, rồi sau đó Phật giáo du nhập vào và kết hợp với rất nhiều nền văn hóa bản địa cho nên nền văn hoá Trung Quốc là nền văn hóa vĩ đại, có bè dày lịch sử của nhà tư tưởng lớn, thanh niên sống trong thời đại kinh tế, nền khoa học kỹ thuật phát triển rầm rộ, thậm chí là choáng mặt, nay thế này mai thế kia, theo đuổi không kịp, đứng trước tất cả những thứ ấy, con người ta bị hẫng hụt. Lớp trẻ Trung Quốc nên nhận thức lại, tìm lại trong dân tộc mình, quốc gia mình ở trong hạt nhân của mình là nền văn hóa, phát huy nền văn hóa người ta đã thử nghiệm rồi, đã đi rồi và đi có hiệu quả rồi và ta sống với nó. Trung Quốc vinh hạnh được 3 nền văn hóa trên thế giới. Nho, Đạo, Phật đều rất mạnh, xuất hiện rất nhiều nhân vật vĩ đại, lớp trẻ Trung Quốc hiện nay và các nước đang phát triển nên nhìn lại vào lịch sử của mình, dân tộc mình, tìm ở trong đó những hạt nhân quý báu nhất, mang nó ra để áp dụng vào cuộc sống hiện nay, đề nghị chính phủ cũng phải quan tâm tôn trọng và phát huy, những thứ ấy là không phải là một sớm một chiều có được, mấy ngàn năm mới có được, đừng đi tìm những gì mà quá xa vời, đừng đi tìm những gì quá mới mẻ, hãy tìm những thứ các cha ông mình đã đi, có hiệu quả thì chúng ta sẽ tự cân bằng được, tránh được hẫng hụt và tránh được trầm cảm của cuộc sống hiện nay và mai sau.

    Phóng viên: Trung Quốc và Việt nam đều theo Phật giáo Đại thừa là chính, xin Thượng toạ cho biết giới Phật giáo hai nước nên làm thế nào để tăng thêm hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước?

    Thượng tọa: Trung Quốc và Việt Nam đều có nền văn hóa Phật giáo Đại Thừa là chính, vì vậy hai nước Việt Nam Trung Quốc có chung một tư tưởng về Phật giáo. Phật giáo Việt Nam-Trung Quốc đã có mối quan hệ sâu sắc từ lâu đời, trong quá khứ ngót hai nghìn năm, quan hệ Phật giáo Việt Nam-Trung Quốc là mối quan hệ giao lưu vô cùng đậm nét, sự phát triển của Phật giáo Việt Nam gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc. Ngược lại, sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc cũng có tác động mạnh mẽ tới Phật giáo Việt Nam. Thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, có một vị thiền sư nổi tiếng của Việt Nam tên là Khương Tăng Hộ đã sang đất Kiến Nghiệp, nay là vùng Chiết Giang Trung Quốc, được vua Tôn Quyền thời Tam Quốc vô cùng kính trọng, vì vậy đã xây một ngôi chùa hiến tặng thiền sư, đây là ngôi chùa đầu tiên của đất Kiến Nghiệp vùng Giang Nam Trung Quốc. Được biết, hiện nay Chính phủ Trung Quốc đã tìm thấy ngôi chùa đó và đang cho phục hồi, trở thành trung tâm giao lưu văn hóa Phật giáo Trung-Việt. Thế kỷ thứ 6 và thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, lại có hai vị thiền sư Trung Quốc sang Việt Nam truyền thiền, truyền đạo, trở thành thiền sư hệ phái nổi bật của Phật giáo Việt Nam, thế kỷ 11, thiền sư Thạo Đường lại sang truyền bá Phật giáo ở Việt Nam, thế kỷ 12 có học giả Quảng Tây sang Việt Nam học Phật. Đến thời Tống, Minh, Thanh, quan hệ giao lưu Phật giáo giữa hai nước trở nên dồn dập, truyền thống giao lưu Phật giáo, truyền bá Phật giáo giữa hai nước có qua có lại một cách rất bình thường từ xưa đến nay. Nối tiếp tinh thần đó, giáo hội hai nước cũng sẽ có bước giao lưu mạnh mẽ hơn, quảng đại hơn, sâu sắc hơn, và thực chất hiệu quả hơn. Tôi tin rằng, mối quan hệ đó sẽ góp phần tích cực vào mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam-Trung Hoa và xây dựng nền hòa bình hữu nghị giữa hai dân tộc trên mọi phương diện, kinh tế, đặc biệt là văn hóa chính trị, góp phần ổn định cho cả khu vực.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>