• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Khi thơ gặp ca: Mọi sự gặp nhau đều là trùng phùng sau nhiều năm xa cách

    2014-10-06 17:02:20     Xin Hua

    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, tháng 8 năm nay, tại Hiệu sách Đơn Hướng Không Gian ở khu vực Vọng Kinh, thành phố Bắc Kinh đã có một buổi giới thiệu album "Khi thơ gặp ca" của chị Trình Bích.

    H/A: Trong buổi chiều hôm đó, giọng hát của chị Trình Bích trong sáng với tiếng đàn ghi-ta cổ điển êm ấm bao trùm cả hiệu sách dưới bóng cây xanh, làm dịu lại tâm trạng bức bối của mọi người trong mùa hè nóng nực.

    D/H: Album "Khi thơ gặp ca" là album mới của chị Trình Bích, tên của album này là do nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc Bắc Đảo đặt cho. Vì trong album này, chị Trình Bích đã phổ nhạc và biểu diễn bài thơ "Tất cả" của nhà thơ Bắc Đảo.

    H/A: Ngoài ra, trong album này chị còn phổ nhạc và biểu diễn bài thơ "Con chim trong đêm" của nhà thơ Tây Xuyên, bài thơ "Cành gỗ khô héo" của nhà thơ Điền Nguyên, bài thơ "Sự kết thúc của mùa xuân" của nhà thơ Nhật Bản Xun-ta-râu Ta-ni-ka-oa, bài thơ "Tàu hoả" của nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ Ta-ran-xi.

    D/H: Nhà thơ Điền Nguyên đánh giá giọng hát của chị Trình Bích là vừa tinh tế vừa êm ấm, "là giọng hát tiếp cận thơ ca nhất".

    H/A: Chị Trình Bích hiện sống ở Tô-ky-ô, làm nghề sáng tác nghệ thuật, chị tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ trường Đại học Bắc Kinh, ngay từ lúc còn đang trong ghế trường đại học chị đã bắt đầu liên tục sáng tác thơ và học sáng tác nhạc.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn chị Trình Bích cùng album thứ hai của chị "Khi thơ gặp ca".

    H/A: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung chi tiết hôm nay.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang nghe là bài hát "Tất cả" do chị Trình Bích thể hiện. Ca từ của bài hát này là bài thơ "Tất cả" của nhà thơ Bắc Đảo.

    H/A: Ca từ hát rằng: "Tất cả đều là vận mệnh, tất cả đều là khói mù và đám mây đi qua, tất cả đều là sự mở đầu cho những gì không có kết quả, tất cả đều là sự theo đuổi về các thứ thoạt xuất hiện lại mất đi..."

    D/H: Bài hát "Tất cả" là một bài trong album "Khi thơ gặp ca" của chị Trình Bích, tên của album này là do nhà thơ Bắc Đảo đặt cho.

    H/A: Từ "gặp" hình như có rất nhiều nghĩa tốt đẹp. Chẳng hạn, nhờ album này, những nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ và người yêu thích nghệ thuật đã gặp nhau tại Hiệu sách Đơn Hướng Không Gian ở khu vực Vọng Kinh.

    D/H: Chị Trình Bích là thế hệ 8X, chị cho biết từ lâu chị đã có ý tưởng phổ nhạc cho thơ, vì chị cho rằng: "Thơ và nhạc dân tộc có đặc điểm rất giống nhau. Thơ ít chữ, khổ thơ ngắn gọn, lại có hàm ý sâu sắc nhất; còn nhạc dân tộc theo đuổi phong cách giản đơn dù về kỹ thuật biểu diễn hay về phối khí, đều thể hiện được những triết lý qua phương thức tĩnh tại".

    H/A: Trong album đầu tay của mình mang tên "Cùng cắt giấy dán kính nhân ngày đẹp trời", chị Trình Bích đã thử phổ nhạc cho bài thơ mà chị sáng tác.

    D/H: Trong bài thơ "Cùng cắt giấy dán kính nhân ngày đẹp trời" do chị sáng tác có câu thơ như sau: "Lê tiền hoa mộc mãn, viện ngoại tiểu kính phương, tứ thời thường tương vãng, tình nhật cộng tiễn song".

    H/A: Câu thơ này tạm dịch là: Trước hàng rào đâu đâu cũng là cỏ cây hoa lá, trong vườn có đường con đầy hoa, bốn mùa thường đi lại với nhau, nhân ngày đẹp trời cùng cắt giấy dán kính.

    D/H: Câu thơ này đã miêu tả sinh động hình ảnh tuổi thơ ấu chị cùng bà nội sống trong một tứ hợp viện miền Bắc Trung Quốc.

    H/A: Chị Trình Bích còn yêu thích hội họa và nhiếp ảnh, nhất là chụp ảnh bằng phim, vì chỉ cần bấm một cái, là có thể "bắt được" tia sáng của thời gian. Hơn nữa khoảnh khắc này không thể nào "bắt lại được" lần thứ hai.

    D/H: Theo chị Trình Bích, tình huống gặp nhau, sự trùng phùng giữa con người cũng như thế. "Buổi hoà nhạc lần đó, thời gian buổi chiều hôm đó sẽ không thể đến với chúng ta lần thứ hai. Với tâm trạng này, chị quý trọng hơn mỗi một khoảnh khắc, quý trọng hơn mỗi lần gặp nhau".

    H/A: Với tâm trạng quý trọng mỗi một khoảnh khắc, chị Trình Bích đã sáng tác bài thơ thể hiện cảm nhận của mình đối với chi tiết trong cuộc sống, và phổ nhạc cho bài thơ.

    D/H: Chẳng hạn, chị có một bài thơ miêu tả tâm trạng cô đơn lại phong phú khi mới đến sống ở Tô-ky-ô như sau: "Buổi chiều, tôi một mình nói chuyện với chim muông, một mình quan sát cây cõi, tôi chẳng thấy cô đơn tý nào, thế giới trong nội tâm tôi phong phú biết bao".

    H/A: Thực ra, thơ cùng nhạc dân tộc có duyên số từ lâu. Nhà thơ Điền Nguyên cho biết, ca dao là mẹ đẻ thơ ca, ban đầu con người hát ca dao một cách tự nhiên khi đang lao động, cho đến khi chữ viết xuất hiện, ghi lại ca dao, từ đó mới có thơ. Tập thơ đầu tiên Trung Quốc "Kinh Thi" chính là có quá trình ra đời như vậy.

    D/H: Trong "Kinh Thi" có các tựa đề phân loại như "Tần Phong", "Ngụy Phong", v.v., "phong" có nghĩa là làn điệu, giống như tên khúc nhạc "Điệp luyện hoa", "Thủy điều ca đầu", v.v. trong từ đời Tống, Trung Quốc.

    H/A: Thông qua các tựa đề phân loại này, phân biệt ca dao mỗi địa phương về đặc điểm làn điệu. Điều đáng tiếc là, những làn điệu này dần dần biến mất trong tiến trình lịch sử, chỉ có thơ ghi lại bằng văn tự vẫn tỏa sáng huy hoàng chói lọi.

    D/H: Còn thơ hiện đại đã hoàn toàn tách khỏi âm nhạc, là một thể loại nghệ thuật độc lập. Nhà thơ Điền Nguyên cho rằng, so với thơ cổ đại, thơ hiện đại chú trọng tiết tấu bên trong bài thơ, không chú trọng vần thơ, cho nên tính âm nhạc không mạnh.

    H/A: Nhưng, nhà thơ Điền Nguyên cũng cho rằng, chị Trình Bích đã thể hiện tiết tấu ẩn náu ở đằng sau thơ, phát huy tối đa tính âm nhạc của thơ.

    D/H: Còn chị Trình Bích cho rằng, dù thơ hay ca đều bắt nguồn từ sự cảm nhận về tình cảm từ đáy lòng. Như Trung Quốc có câu: Nội tâm bị xúc động, muốn bày tỏ cảm xúc bằng lời, nếu lời không bày tỏ hết được, thì dùng phương thức ngâm vịnh và ca hát để biểu đạt.

    H/A: Quý vị và các bạn thân mến, kể đến ý nghĩa của việc phổ nhạc cho thơ, ngoài khiến thơ ca mang tính âm nhạc ra, một ý nghĩa khác là có vai trò phổ cập thơ ca.

    D/H: Đúng vậy. Vì trong làn sóng phát triển kinh tế hàng hoá, sự phát triển của xã hội có tiết tấu ngày càng nhanh, nhịp bước của mọi người cũng ngày càng nhanh, rất khó có thời gian rảnh rỗi dừng chân lại và đọc một bài thơ với tâm trạng yên tĩnh.

    H/A: Vâng. Trong bối cảnh này, nhiều học giả kêu gọi mọi người hãy chậm lại bước chân, dùng càng nhiều thời gian tiếp xúc văn hoá.

    D/H: Theo giảng viên Học viện Trung Quốc trường Đại học Nhân dân Trung Quốc Lâm Quang Hoa, thơ của mỗi dân tộc đều là tinh hoa trong ngôn ngữ, là dùng phương thức tình cảm để giới thiệu chân lý.

    H/A: Điều đáng mừng là, những năm qua, nhờ kỹ thuật phương tiện truyền thông mới, số độc giả yêu thích thơ ở Trung Quốc đã có phần mở rộng.

    D/H: Đúng vậy. Những năm qua đã xuất hiện những tài khoản công cộng trên phần mềm Wechat hoặc chương trình ứng dụng lắp trên điện thoại di động như "Đọc thơ cho bạn", "Trước khi đi ngủ đọc một bài thơ", "Tập thơ chọn lọc", "Đọc thơ nhân cuối tuần", v.v.

    H/A: Những chương trình ứng dụng này hoặc tài khoản công cộng trên Wechat đã nhận được sự ưa thích của hàng chục nghìn người hâm mộ. Thơ ca cùng với di động đều là những vật thiết thân không thể thiếu được đối với những người hâm mộ.

    D/H: Nhà thơ Điền Nguyên cho biết, anh cũng có lắp chương trình ứng dụng "Đọc thơ cho bạn", và cho rằng đa số bài thơ đều rất hay, tuy cũng có hiện tượng chất lượng thơ tốt xấu không đều, nhưng làm cho càng nhiều người đọc thơ vẫn tốt hơn là không đọc.

    H/A: Nhà thơ Điền Nguyên tin rằng, phổ nhạc cho thơ thành bài hát khiến càng nhiều người yêu thích âm nhạc cũng nảy sinh hứng thú đối với thơ, trở thành độc giả của thơ hiện đại.

    D/H: Theo nhà thơ Điền Nguyên, đây là "một lần thử rất có ý nghĩa", không những phổ biến văn hoá tinh hoa, mà còn mở rộng số người yêu thích thơ, như vậy thì có lý do mong chờ sẽ xuất hiện những bài thơ chất lượng cao.

    H/A: Có lẽ ý nghĩa của việc "Khi thơ gặp ca" là khiến thơ—chim én bay trong cung điện nghệ thuật tao nhã, nhờ sự trợ giúp của âm nhạc du dương "bay vào gia đình người dân bình thường".

    D/H: Như vậy cũng là để thơ ca bắt nguồn từ ca dao dân gian lại trở về với nhạc dân tộc, tiếp tục truyền đạt tình cảm loài người trải qua hàng nghìn năm mà không hề thay đổi.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình phổ nhạc cho thơ ở Trung Quốc.

    D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.

    H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    D/H: Duy Hoa xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>