• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn hóa đám cưới truyền thống được giới trẻ Trung Quốc yêu thích; Tổng tập thơ ca đầu tiên Trung Quốc "Kinh Thi" ngày càng được hoan nghênh ở nước ngoài

    2014-08-14 18:34:15     Xin Hua
    D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hoá", tôi là Duy Hoa.

    H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, sau khi Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa, lễ cưới kiểu phương Tây từng một dạo trở thành mốt và được thanh niên đô thị theo đuổi.

    H/A: Đúng vậy. Vì người Trung Quốc theo đuổi bầu không khí lãng mạn, cộng thêm lễ cưới kiểu phương Tây tạo cảm giác thiêng liêng, khiến văn hoá đám cưới truyền thống Trung Quốc từng một dạo bị coi nhẹ.

    D/H: Nhưng, những năm qua, ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc lựa chọn tổ chức lễ cưới truyền thống, khiến lễ cưới truyền thống Trung Quốc sau nhiều năm mờ nhạt nay lại trở thành dòng chính.

    H/A: Vâng. Thực ra, lễ cưới truyền thống Trung Quốc mang đậm màu sắc lễ nghi, tạo bầu không khí chất phác, sôi động, được đông đảo người dân Trung Quốc yêu thích.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trong phần đầu của tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Từ "mặc váy cưới phương Tây" đến "khiêng kiệu hoa": Văn hoá đám cưới truyền thống được giới trẻ Trung Quốc yêu thích.

    H/A: Trong phần hai của tiết mục hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn: Tổng tập thơ ca đầu tiên Trung Quốc "Kinh Thi" ngày càng được hoan nghênh ở nước ngoài.

    D/H: Sau đây chúng ta cùng bắt đầu nội dung phần đầu hôm nay.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, chị Từ Tĩnh, Giám đốc của một công ty cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc cho biết, khoảng 90% tổng số hợp đồng dịch vụ tổ chức đám cưới năm nay của công ty là yêu cầu tổ chức lễ cưới truyền thống Trung Quốc.

    D/H: Chị Từ Tĩnh còn cho biết, ngày càng nhiều cặp uyên ương lựa chọn tổ chức lễ cưới theo kiểu truyền thống Trung Quốc, khiến lễ cưới truyền thống thậm chí xuất hiện xu thế trở thành dòng chính.

    H/A: Đây là một dấu hiệu đáng mừng so với tình hình trong khoảng 20 năm qua. Vì sau khi Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa, lễ cưới kiểu phương Tây với các nghi thức như châm nến, mở rượu sâm banh, mặc váy cưới phương Tây, từng một dạo trở thành dòng chính được thanh niên đô thị theo đuổi.

    D/H: Vâng. Vì người Trung Quốc theo đuổi bầu không khí lãng mạn, cộng thêm lễ cưới phương Tây tạo cảm giác thiêng liêng, cho nên nhiều người lựa chọn tổ chức lễ cưới kiểu này.

    H/A: Nhưng, theo nhận xét của một người chuyên làm MC đám cưới, đa số người Trung Quốc chưa am hiểu nội hàm văn hoá đám cưới phương Tây, khi tổ chức lễ cưới kiểu phương Tây, chỉ là sự thay đổi về hình thức, chứ chưa thu được hiệu quả từ lễ cưới phương Tây.

    D/H: Những năm qua, do người dân đã thay đổi quan điểm tiêu dùng, quan niệm về lễ cưới của thanh niên trong thời đại mới cũng có sự thay đổi. Chẳng hạn, chị Tống San San năm ngoái đã tổ chức lễ cưới truyền thống ở nông thôn tỉnh Thiểm Tây.

    H/A: Vâng. Vì chị Tống San San cho rằng, nếu tổ chức lễ cưới kiểu phương Tây, dù tổ chức tại khách sạn hay ở nhà cũng đều tê nhạt. Tổ chức lễ cưới truyền thống ở nông thôn thì thích hợp hơn, các cụ hai bên đều dễ chấp thuận hơn.

    D/H: Trong lễ cưới truyền thống Trung Quốc có nhiều nghi lễ, chẳng hạn như: bước qua yên ngựa có ngụ ý là bình yên, bước qua chậu lửa có ngụ ý là cuộc sống hạnh phúc, chú rể giở khăn trùm đầu cô dâu có ngụ ý là vừa lòng hợp ý, buộc tóc của hai vợ chồng với nhau có nghĩa là dòng máu gia tộc truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, sự tiếp diễn của sự sống.

    H/A: Ngoài ra, trong khi tổ chức đám cưới truyền thống Trung Quốc còn có nội dung chú rể đưa chén trà cho cô dâu, sau đó cô dâu mời bố mẹ chồng uống trà, để bố mẹ cảm nhận được chăm sóc ân cần của con cái.

    D/H: Văn hoá đám cưới truyền thống Trung Quốc có lịch sử lâu đời, chẳng hạn, nghi lễ buộc tóc của hai người lại với nhau ngay từ đời Chu cách đây hơn hai nghìn năm đã trở thành lễ nghi chính thức trong đám cưới của người Trung Quốc.

    H/A: Những năm qua, nhiều địa phương Trung Quốc thông qua nhiều phương thức để bảo tồn, kế thừa văn hoá đám cưới truyền thống trong dân gian từng một dạo bị mai một.

    D/A: Ở Bình Dao, tỉnh Sơn Tây, nhiều người tổ chức đám cưới theo hình thức đời Hán, đời Đường, để tái hiện toàn diện văn hoá đám cưới truyền thống Trung Quốc.

    H/A: Ở Trùng Khánh, đám cưới truyền thống Trung Quốc trở thành nội dung chính trong Hội chợ Triển lãm đám cưới, nhân viên công ty cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới mặc lễ phục cưới truyền thống, giới thiệu và phổ biến lễ cưới truyền thống.

    D/H: Để đảm bảo lễ cưới đậm đà bản sắc truyền thống dân gian, nhiều công ty cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới đã tái hiện toàn diện lễ đón dâu bằng kiệu hoa với các đạo cụ như cờ, chiêng, ô, quạt, trống, khèn, sáo.

    H/A: Hiện nay, nhiều chú rể người Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po lấy vợ Trung Quốc đều đặc biệt yêu cầu tổ chức lễ cưới truyền thống Trung Quốc chính thống.

    D/H: Theo anh Văn Hoa, một người làm ở công ty cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới, người nước ngoài coi đám cưới truyền thống Trung Quốc là rất mốt, rất sành điệu; theo anh, đây là biểu hiện về lòng tự tin đối với văn hoá dân tộc truyền thống sau hơn mười năm thay đổi quan điểm về đám cưới.

    H/A: Đúng vậy. Đám cưới truyền thống Trung Quốc có lịch sử lâu đời, nội hàm phong phú, rất thích hợp với văn hoá truyền thống và tính cách dân tộc Trung Hoa được hình thành sau vài nghìn năm.

    D/H: Giám đốc Từ Tĩnh cho biết, lễ cưới truyền thống Trung Quốc đã trở thành "cơn sốt" mới của các cặp uyên ương trẻ.

    H/A: Điều thú vị là, trong số những người yêu thích và đón nhận lễ cưới truyền thống Trung Quốc, thì nhiều người từng lưu học nước ngoài là nhiều nhất; tiếp theo là trí thức có học vấn cao; rồi là những cặp tình nhân mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài.

    D/H: Cùng với sự biến thiên của thời đại, sự thay đổi về phương thức sống, nhiều công ty cung cấp dịch vụ tổ chức lễ cưới đã đổi mới những nội dung trong lễ cưới truyền thống Trung Quốc. Chẳng hạn, hấp thu nguyên tố hiện đại vào lễ cưới truyền thống, kết hợp truyền thống với hiện đại, để thu hút càng nhiều lớp trẻ.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Duy Hoa và Hùng Anh đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Từ "mặc váy cưới phương Tây" đến "khiêng kiệu hoa": Văn hoá đám cưới truyền thống được giới trẻ Trung Quốc yêu thích.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, tiếp theo Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn: Tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc "Kinh Thi" ngày càng được hoan nghênh ở nước ngoài.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, từ ngày 4 – 6/8, Hội nghị thường niên lần thứ 11 và Hội thảo học thuật quốc tế của Hội học thuật Kinh Thi Trung Quốc đã diễn ra tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

    D/H: Hơn 180 chuyên gia và học giả đến từ Trung Quốc Đại lục, Hồng Công và Đài Loan Trung Quốc cũng như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, v.v đã tham dự hội nghị. Học giả nước ngoài đồng loạt cho biết, tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc "Kinh Thi" đang ngày càng được hoan nghênh ở nước ngoài.

    H/A: "Kinh Thi" là tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc, thu tập 305 bài thơ ca trong hơn 500 năm từ những năm đầu thời kỳ Tây Chu đến giữa thời kỳ Xuân Thu.

    D/H: "Kinh Thi" là báu vật của văn hoá Trung Hoa, là cuốn sách mang tính tiêu biểu cho nền văn minh Trung Hoa có lịch sử lâu đời, cũng là di sản văn hoá quan trọng của loài người.

    H/A: Các học giả phương Tây nghiên cứu Trung Quốc học đánh giá rằng, "Kinh Thi" sánh vai với Sử Thi Homer và tác phẩm kịch của Đại văn hào Xếch-xpia, có giá trị vĩ đại trong lịch sử văn hoá thế giới.

    D/H: Hiện nay, ở Anh và Mỹ cả thảy có 7 – 8 bản dịch, đặc biệt ở Anh rất được hoan nghênh.

    H/A: "Kinh Thi" có lịch sử lưu truyền lâu đời ở châu Âu. Cuốn sách "Nhà triết học Khổng Tử của Trung Quốc" bản tiếng La-tinh được xuất bản vào năm 1687, là cuốn sách "Luận Ngữ" được dịch sang tiếng nước ngoài xuất bản sớm nhất ở châu Âu, cuốn sách này đã đóng vai trò to lớn trong việc truyền bá cuốn sách "Kinh Thi" ở nước Anh.

    D/H: Năm 1735, nhà truyền giáo Pháp Joseph de Premare dịch 8 bài thơ trong "Kinh Thi" sang tiếng Pháp, và 8 bài thơ này được thu tập vào cuốn sách "Trung Hoa Đế Quốc Toàn Chí". Sau đó, cuốn sách này được dịch sang nhiều thứ tiếng châu Âu như tiếng Đức, I-ta-li-a, Nga, v.v, từ đó, cuốn sách "Kinh Thi" được truyền bá rộng rãi ở châu Âu.

    H/A: Còn về tình hình cuốn sách "Kinh Thi" truyền bá ở Mỹ, Giáo sư Lâm Trung Minh, Chủ tịch Hiệp hội các nghệ sĩ Mỹ – Trung ở Mỹ cho biết, trước đó đông đảo người dân Mỹ chưa biết nhiều về cuốn sách "Kinh Thi" của Trung Quốc, nhưng, hiện nay ở Mỹ đã có nhiều phiên bản "Kinh Thi" bằng tiếng Anh, dần dần được độc giả Mỹ hoan nghênh.

    D/H: Thưa quý vị và các bạn, trên đây Hùng Anh và Duy Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn: Tổng tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc "Kinh Thi" ngày càng được hoan nghênh ở nước ngoài.

    H/A: Thưa quý vị và các bạn, tiết mục "Tuần san Văn hoá" hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh cảm ơn sự theo dõi của quý vị và các bạn.

    D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục "Tuần san Văn hoá" tuần tới.

    H/A: Hùng Anh xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>