• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Điểm lại doanh thu phòng vé ở Trung Quốc Đại Lục năm 2011

    2012-03-01 16:58:16     CRIonline
    Năm 2011, Trung Quốc đã mở rộng xây dựng nhiều rạp chiếu bóng với quy mô lớn. Tính đến cuối năm 2011, Trung Quốc cả thảy có 9200 màn ảnh bạc. Cả nước Trung Quốc xây dựng 800 rạp chiếu bóng mới, bình quân mỗi ngày lắp đặt 7 màn ảnh bạc. Dưới sự lôi kéo của việc xây dựng rạp chiếu bóng, doanh thu bán vé của điện ảnh Trung Quốc cũng tăng mạnh. Năm 2011, tổng doanh thu bán vé của các bộ phim được chiếu ở Trung Quốc Đại Lục đã lập mức kỷ lục, lên tới 2 tỷ đô-la Mỹ, xếp thứ 3 trên toàn cầu.

    Có thể nói, ngành điện ảnh của Trung Quốc đã thu được bước phát triển nhanh chóng mang tính đột phá. Dưới đây giới thiệu 4 bộ phim mang tính tiêu biểu nhất để tìm hiểu sự phát triển của ngành điện ảnh Trung Quốc năm 2011.

    Năm ngoái, với doanh thu bán vé 170 triệu đô-la Mỹ, bộ phim "Đại chiến Robot 3: Nửa tối mặt trăng" trở thành phim có doanh thu bán vé cao nhất ở Trung Quốc Đại Lục. Giống như hai bộ phim trước, phim "Đại chiến Robot 3" kể lại câu chuyện con người (thực ra là người Mỹ) cùng Robot chính nghĩa làm thế nào chiến thắng thế lực gian tà và cứu trái đất. Từ khi công chiếu vào tháng 7, bộ phim do Hô-li-út Mỹ sản xuất này đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt ở Trung Quốc, lập nhiều mức kỷ lục về doanh thu bán vé. Ở một số thành phố, giá vé xem phim IMAX 3D đạt khoảng 25 đô-la Mỹ.

    Sở dĩ phim "Đại chiến Robot" thu được thành công về doanh thu bán vé ở Trung Quốc, nguyên nhân đầu tiên là câu chuyện này có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Trong thời thơ ấu, những người trẻ trên dưới 25 tuổi đã xem phim hoạt hình "Đại chiến Robot", hiện nay, những người trẻ này đã đi làm, không có gánh nặng kinh tế, có sức tiêu dùng mạnh nhất. Ngoài ra, công nghệ đồ họa kỹ thuật số sống động của những phim Hô-li-út có vốn đầu tư lớn cũng là một nguyên nhân quan trọng thu hút khán giả đi xem ở rạp chiếu bóng.

    8 bộ phim Hô-li-út hấp dẫn nhất được sắp xếp công chiếu trong dịp nghỉ hè từ tháng 5 đến tháng 8, những phim gồm "Công phu Gấu trúc 2", "Hải tặc Ca-ri-bê 4", "Ha-ri Pốt-tơ 7" v.v đã thực hiện doanh thu bán vé vượt quá 500 triệu đô-la Mỹ, chiếm 1/5 tổng mức doanh thu bán vé cả năm. Trong đó, với doanh thu bán vé 98 triệu đô-la Mỹ, phim "Công phu Gấu trúc 2" chứa nhân tố Trung Hoa xếp ở vị trí thứ 3, đứng sau phim "Đại chiến Robot 3".

    Với doanh thu bán vé 100 triệu đô-la Mỹ, phim "Kim Lăng Thập Tam Thoa" trở thành phim do Trung Quốc sản xuất thực hiện doanh thu bán vé cao nhất. Về doanh thu bán vé, phim "Kim Lăng Thập Tam Thoa" xếp thứ 2.

    Phim "Kim Lăng Thập Tam Thoa" lấy vụ Thảm sát Nam Kinh làm bối cảnh, kể lại câu chuyện về những cô gái làng chơi, binh lính và một người Mỹ cùng cứu những nữ sinh ẩn náu trong nhà thờ. Phim này do diễn viên nổi tiếng Hô-li-út Christian Bale đóng vai nam chính. Bộ phim này là tác phẩm thứ 23 của đạo diễn nổi tiếng Trung Quốc Trương Nghệ Mưu. Bộ phim này có vốn đầu tư gần 100 triệu đô-la Mỹ, là phim có vốn đầu tư nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc.

    Phim "Kim Lăng Thập Tam Thoa" là sự hợp tác quốc tế gồm hơn 600 người đến từ 24 nước.

    Phim "Thất tình 33 ngày" là một bộ phim do Trung Quốc Đại Lục sản xuất, phim này không có đạo diễn nổi tiếng, cũng không có diễn viên nổi tiếng, câu chuyện đến từ trang mạng Trung Quốc, giá thành sản xuất không đầy 1,5 triệu đô-la Mỹ, nhưng cuối cùng đã thực hiện doanh thu bán vé 55 triệu đô-la Mỹ, trở thành kỳ tích về doanh thu bán vé ở Trung Quốc năm 2011, cũng trở thành một ví dụ kinh điển thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất phim của Trung Quốc.

    Phim "Thất tình 33 ngày" dùng phương thức hài hước kể lại câu chuyện vai nữ chính làm thế nào đi qua 33 ngày đầu sau khi thất tình. Nhóm chuyên trách tiếp thị am hiểu thị trường Trung Quốc Đại Lục đã chọn thời gian công chiếu vào ngày 11/11/2011, vì hôm đó cả thảy có 6 con số "1", tuổi trẻ Trung Quốc có tinh thần giải trí mệnh danh hôm đó là "Ngày siêu độc thân".

    Sở dĩ phim "Thất tình 33 ngày" thu được thành công, nguyên nhân quan trọng nhất là câu chuyện thất tình tương tự rất có thể xảy ra hoặc đã xảy ra đối với mỗi người trẻ.

    Phim "Thất tình 33 ngày" đã thể hiện đầy đủ ưu thế có ý tưởng sáng tạo phong phú, đánh trúng vào tâm lý khán giả của những phim có giá thành sản xuất vừa và thấp. Cùng với phim có giá thành sản xuất vừa và thấp dần dần tiến bộ, cục diện doanh thu bán vé của điện ảnh Trung Quốc chỉ dựa vào phim thương mại có vốn đầu tư lớn đang được thay đổi.

    Năm 2011, tại hơn 40 liên hoan phim Trung Quốc và nước ngoài, bộ phim "Cây dương cầm trong nhà máy" được trao nhiều giải thưởng, bao gồm Giải phim quốc tế xuất sắc nhất của Liên hoan Phim quốc tế Mi-a-mi lần thứ 28, Giải nam diễn viên xuất sắc nhất của Liên hoan Phim quốc tế Tô-ky-ô lần thứ 23, bốn giải thưởng báo chí của Liên hoan Phim Thượng Hải lần thứ 14 v.v.

    Rất nhiều khán giả đã xem phim "Cây dương cầm trong nhà máy" đều cho rằng phim này là "phim xuất sắc nhất do Trung Quốc sản xuất năm 2011". Đạo diễn của phim Trương Mãnh năm nay 36 tuổi, là người miền đông-bắc Trung Quốc, anh không nổi tiếng nhưng rất tài hoa lỗi lạc. Phim này kể lại câu chuyện một đàn ông muốn sống cùng với con gái sau khi ly dị, nhưng không mua nổi cây đàn pi-a-nô cho con, rồi dùng tay mình chế tạo ra một cây đàn pi-a-nô bằng thép. Tuy nhiên, rút cuộc con gái của anh vẫn lựa chọn rời khỏi anh, kết cục đau buồn này hình như nhắc nhở chúng ta: Nhiều khi, nỗ lực hết mình không nhất định thu được hiệu quả thực tế.

    Phim "Cây dương cầm trong nhà máy" có giá thành quay phim khoảng 1 triệu đô-la Mỹ, nhưng doanh thu bán vé chỉ đạt 1,06 triệu đô-la Mỹ, dĩ nhiên không được xếp vào Bảng tổng sắp doanh thu bán vé. Do không có kinh phí tuyên truyền, thời gian công chiếu lại gặp phải phim Hô-li-út có vốn đầu tư lớn "Đại chiến Robot 3", phim "Cây dương cầm trong nhà máy" chỉ công chiếu một tháng tại vài rạp chiếu bóng, rồi đã hết thời gian công chiếu. Số phận của bộ phim này đã dẫn đến sự tranh luận gay gắt của những người quan tâm tương lai của điện ảnh Trung Quốc.

    Trung Quốc có thể nói là nước lớn về điện ảnh, nhưng vẫn chưa phải là nước mạnh về điện ảnh. Chúng tôi mong rằng, trong năm mới những nhà làm phim trong ngành điện ảnh của Trung Quốc sẽ mang lại những thứ mới khiến mọi người phải "ngạc nhiên".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>