• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Từ cấm địa Hoàng gia đến công viên dành cho mọi người—sự biến thiên của các đàn tế hoàng gia ở Bắc Kinh

    2011-11-17 10:46:28     CRIonline

    Nghe Online-I             Nghe Online-II

    Quyên: Xin chào quý vị và các bạn, Lệ Quyên hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa".

    Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.

    Quyên: Thưa các bạn, thời tiết Bắc Kinh hiện nay đã dần dần chuyển lạnh, bước vào mùa đông, vài ngày tới thiết bị lò sưởi trong mỗi một gia đình cũng sẽ bắt đầu được cung cấp hơi ấm. Nhưng, cũng vào tháng 11 này, ở miền Nam Trung Quốc một số nơi thời tiết vẫn ấm áp, đã thu hút nhiều du khách miền Bắc đi du lịch, chẳng hạn như tỉnh Hải Nam.

    Hoa: Thời tiết khác nhau, điểm du lịch ở hai miền Nam Bắc Trung Quốc cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn, ở miền Bắc, đặc biệt ở Bắc Kinh, nhiều kiến trúc, những điểm du lịch đều mang phong cách trang nghiêm; còn ở miền Nam, phong cách kiến trúc và thú vui ẩm thực thì có phần sôi động hoạt bát hơn.

    Quyên: Trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay có hai nội dung, lần lượt liên quan tới miền Bắc và miền Nam Trung Quốc. Trước tiên Lệ Quyên và Duy Hoa sẽ giới thiệu với các bạn về câu chuyện biến thiên của các đàn tế cổ ở Bắc Kinh.

    Hoa: Sau đó mời các bạn cùng anh Nguyễn Thanh đi trải nghiệm ngày hội té nước dân tộc Lệ ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu nội dung chi tiết về câu chuyện đàn tế cổ ở Bắc Kinh. 

    Quyên: Ở tâm điểm thành phố Bắc Kinh là Tử Cấm Thành vàng son lộng lẫy, đó là nơi ở của vua chúa hai đời Minh và Thanh của Trung Quốc.

    Hoa: Ở phía trước, phía sau, bên trái và bên phải còn có cụm kiến trúc lộng lẫy xây bằng gạch đỏ và ngói xanh, đó là đàn tế hoàng gia dành riêng cho vua sử dụng, trong đó, đàn tế nổi tiếng nhất là Thiên Đàn.

    Quyên: 100 năm trước, Cách mạng Tân Hợi kết thúc đế chế phong kiến kéo dài hơn 2000 năm ở Trung Quốc, những kiến trúc nguy nga tráng lệ này cũng kết thúc sứ mệnh của chúng.

    Hoa: Thế thì những kiến trúc này được xây dựng vì nguyên nhân gì? Chúng được xây dựng như thế nào? Trong hơn 100 năm qua, chúng đã trải qua những chuyện vui và chuyện buồn gì? Ngày nay diện mạo của chúng ra sao?

    Quyên: Ông Vũ Tài Quân, Trưởng Phòng cổ vật Công viên Thiên Đàn làm công tác nghiên cứu và bảo tồn đàn tế hoàng gia hai đời nhà Minh và Thanh hơn 30 năm, có sự hiểu biết sâu sắc đối với văn hóa cúng tế hoàng gia Trung Quốc. Ông giới thiệu rằng:

    Hoa: "Kiến trúc đàn tế đã tồn tại vài nghìn năm ở Trung Quốc, tức là kể từ vua Hoàng Đế đã bắt đầu có kiến trúc đàn tế. Sở dĩ kiến trúc này đã tồn tại vài nghìn năm là vì nó là một đầu mối gắn với đạo đức truyền thống, quan niệm truyền thống của Trung Quốc, trong đó hàm chứa rất nhiều nội dung về văn hóa truyền thống Trung Hoa."

    Quyên: Ông Vũ Tài Quân nói, theo ghi chép trong sử sách, trong thời kỳ Tây Chu cách đây hơn 2200 năm, chế độ cúng tế đã khá hoàn thiện.

    Hoa: Cúng tế thực ra là một nội dung rất quan trọng trong Lễ giáo, còn văn hóa Lễ Nhạc là nội dung nòng cốt trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, tổ chức lễ tế trời là đặc quyền của Hoàng gia, xoay quanh lễ tế trời, Trung Quốc đã hình thành văn hóa cúng tế hoàng gia Trung Quốc rất đặc sắc.

    Quyên: Văn hóa cúng tế hoàng gia ở Bắc Kinh hình thành từ thời kỳ đời nhà Liêu và Kim cách đây hơn 800 năm, lúc đó Bắc Kinh đang dần trở thành trung tâm chính trị của Trung Quốc. Ông Vũ Tài Quân giới thiệu:

    Hoa: "Kể từ thời kỳ nhà Liêu và Kim, Bắc Kinh đã bắt đầu xây dựng kiến trúc đàn tế. Vì từ thời kỳ nhà Liêu và Kim, Bắc Kinh dần dần trở thành trung tâm chính trị và văn hóa của miền Bắc Trung Quốc, đàn tế là một kiến trúc cơ sở rất quan trọng ở kinh đô. Đến thời kỳ Bắc Kinh trở thành kinh đô của nhà Kim và có tên là Trung Đô, Bắc Kinh đã có kiến trúc đàn tế khá hoàn thiện."

    Quyên: Ông Vũ Tài Quân cho rằng, đến đời nhà Minh và nhà Thanh, văn hóa cúng tế hoàng gia của Bắc Kinh lên tới đỉnh cao nhất, đặc biệt là trong thời gian trị vì của vua Càn Long cách đây hơn 200 năm, lúc đó đã có 9 đàn tế và 8 đền thờ.

    Hoa: 9 đàn tế bao gồm: Thiên Đàn dùng để tổ chức lễ tế trời, Địa Đàn dùng để tổ chức lễ tế đất, Chiêu Nhật Đàn dùng để tổ chức lễ tế mặt trời, Tịch Nguyệt Đàn dùng để tổ chức lễ tế mặt trăng, Tiên Nông Đàn dùng để tổ chức lễ tế thần nông, Tiên Tàm Đàn dùng để tổ chức lễ tế thần tằm, Kỳ Cốc Đàn dùng để tổ chức lễ tế thần ngũ cốc, Thái Tuệ Đàn dùng để tổ chức lễ tế thần thời gian, và Xã Tắc Đàn dùng để tổ chức lễ tế thần cai quản vận mệnh quốc gia.

    Quyên: 8 đền thờ bao gồm 4 kiến trúc Thái Miếu, Phụng Tiên Điện, Truyền Tâm Điện, Thọ Hoàng Điện dùng để tổ chức lễ tế tổ tiên, còn có Ung Hoà Cung—một ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng được cải tạo trên cơ sở cung điện cũ của vua Ung Chính, Đường Tử dùng để cúng tế các vị thần của đạo Sa-man, Miếu Lịch Đại Đế Vương thờ các vị vua Trung Quốc trong 5000 năm qua, ngoài ra còn có Khổng Miếu thờ Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo.

    Hoa: Các vị vua trong các triều đại đều rất coi trọng lễ tế, trên danh nghĩa, tất cả các lễ tế đều do hoàng đế tổ chức, tất nhiên hoàng đế cũng thường đích thân tham gia, những lễ tế này đều tiến hành trong bầu không khí trang nghiêm và tĩnh túc. Trước ngày tổ chức lễ tế, có rất nhiều công tác chuẩn bị phải làm, dù phải tiêu tốn bao nhiêu nhân lực và vật lực, cũng không hề tiếc.

    Quyên: Chẳng hạn, cứ đến tiết Đông Chí hàng năm, lễ tế trời sẽ diễn ra tại Thiên Đàn, trước khi tổ chức lễ tế, "Khâm Thiên Giám"—cơ quan thiên văn chuyên trách việc đoán cát hung phải xác định ngày tốt trước đó một năm, cơ quan hữu quan cũng phải trước đó một năm lựa chọn gia súc sẽ dùng trong lễ tế, còn phải tu bổ toàn bộ các kiến trúc và cơ sở thiết bị ở Thiên Đàn, chỉnh trang các đường phố mà vua sẽ đi qua từ Tử Cấm Thành đến Thiên Đàn. Còn trước 3 hôm tổ chức lễ tế, vua phải ở một mình và ăn chay. Đến ngày tổ chức lễ tế, các hoạt động được diễn ra rất trọng thể. Ông Vũ Tài Quân nói:

    Hoa: "Theo sự ghi chép trong bức tranh vẽ nổi tiếng 'Đại Giá Lỗ Bạ Đồ' cách đây 200 năm, có 1300 người đi theo vua, đi từ Tử Cấm Thành đến Thiên Đàn, những người này được gọi là 'Đại Giá Lỗ Bạ', thực ra, số người tham gia công tác lễ tế còn nhiều hơn con số này."

    Quyên: 100 năm trước, cùng với Cách mạng Tân Hợi thu được thành công, tuyên bố kết thúc đời nhà Thanh—vương triều phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, những cấm địa, đàn tế và đền thờ dùng để cúng trời, đất, các vị thần và các nhà hiền triết ngày xưa của hoàng gia cũng kết thúc sứ mệnh của mình, dần dần phai mờ trong con mắt của mọi người.

    Hoa: Một số kiến trúc trong đó trở thành công viên, một số trở thành bệnh viện và viện nghiên cứu, một số trở thành nơi đóng quân, do thường ngày quản lý không tốt, những kiến trúc này ngày càng hư hỏng và sứt mẻ.

    Quyên: Sau khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, những kiến trúc cổ đại có nội hàm văn hóa sâu sắc này mới được coi trọng và bảo tồn, Thiên Đàn và những kiến trúc khác dần dần được công nhận là đơn vị bảo tồn cổ vật trọng điểm của thành phố Bắc Kinh hoặc quốc gia. Ông Vũ Tài Quân nói: 

    Hoa: "Những năm qua, nhà nước hết sức coi trọng công tác tu bổ và bảo tồn Thiên Đàn, Thiên Đàn cũng đã tổ chức nhiều hoạt động lớn. Các kiến trúc ở Thiên Đàn bao gồm Kỳ Niên Điện, Trai Cung, Thần Lạc Thụ và Viên Khưu đều được tu bổ lại."

    Quyên: Ngoài quan tâm bản thân kiến trúc cổ ra, những năm qua, người ta cũng dần dần "nhận thức lại" văn hoá đàn tế. Ông Vũ Tài Quân cho rằng, điều này liên quan tới việc kinh tế đất nước được phát triển, tư tưởng quốc dân được giải phóng và mức sống được nâng cao rất nhiều, cũng thể hiện mọi người bắt đầu nhận thức lại và tôn trọng văn hóa và truyền thống của Trung Quốc. Ông nói:

    Hoa: "Dưới sự tác động của văn hóa ngoại lai hiện nay, kiến trúc đàn tế có tác dụng gắn bó người Trung Quốc, văn hóa truyền thống Trung Hoa, có ý nghĩa khác với trước kia. Chúng ta phải có một thứ gì dùng để gắn bó dân tộc chúng ta, đảm bảo chúng ta vẫn duy trì được lợi thế, hoặc tính độc lập trong văn hóa thế giới sau này, chúng ta cần phải có một thứ như thế này. Còn đàn tế có thể phát huy tác dụng. Văn hóa đàn tế thể hiện văn hóa truyền thống Trung Hoa, cũng là một vật truyền tải."

    Quyên: Những đàn tế chỉ dành riêng cho vua chúa, có lịch sử hơn 600 năm, hiện nay đã trở thành điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước yêu thích, Thiên Đàn—một kiến trúc độc nhất vô nhị trên thế giới đã trở thành tấm danh thiếp của thành phố Bắc Kinh, còn bãi cỏ xanh có diện tích lớn ở xung quanh kiến trúc cổ cũng trở thành nơi thư giãn được sự yêu thích của người dân sống trong thành phố chen chúc.

    Hoa: Là chuyên gia chuyên nghiên cứu và bảo tồn kiến trúc cổ, ông Vũ Tài Quân rất cảm khái. Ông nói, sự biến đổi này của đàn tế chính là kết quả của sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Ông nói:

    Quyên: "Trong lịch sử, những đàn tế này đều là cấm địa, người dân bình thường không thể vào được, hiện nay người dân ai ai cũng vào được, đây không phải là một chuyện xấu. Trước kia, đàn tế chỉ dành cho vua chúa, Thiên Đàn có kiến trúc hoành tráng và diện tích lớn, nhưng chỉ dành cho vua tổ chức lễ tế. Hiện nay, chúng ta ai ai cũng vào được, có thể tham quan, chơi, thư giãn."

    Hoa: Các bạn thân mến, trên đây Duy Hoa và Lệ Quyên đã giới thiệu với các bạn sự biến thiên của đàn tế hoàng gia ở Bắc Kinh.

    Quyên: Các đàn tế ở Bắc Kinh đều có kiến trúc rất đẹp, rất hoành tráng, các bạn nếu có dịp đến thăm Bắc Kinh, đừng bỏ quên cơ hội đi tham quan Thiên Đàn, Địa Đàn, Ung Hoà Cung, Khổng Miếu v.v.

    Hoa: Trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" kỳ tới, Duy Hoa và Lệ Quyên sẽ giới thiệu với các bạn Địa Đàn—đàn tế nổi tiếng ở Bắc Kinh, trước kia chuyên dùng để tổ chức lễ tế đất, mong các bạn đón nghe.

    Quyên: Ở các đàn tế của Bắc Kinh đều có kiến trúc cổ và bãi cỏ xanh, nếu vào mùa hè, có thể đi chân đất trong bãi cỏ xanh, vừa thưởng ngoạn kiến trúc cổ, vừa cảm nhận độ ẩm và độ ấm của thổ nhưỡng, chắc sẽ mang lại cảm giác rất thoải mái và nhẹ nhàng. Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Đi chân đất" do nữ ca sĩ Đới Bội Ni trình bày.

    Hoa: Thưa các bạn, các bạn vừa nghe là bài hát "Đi chân đất" do nữ ca sĩ Đới Bội Ni thể hiện.

    Quyên: Sau đây, anh Nguyễn Thanh sẽ dẫn các bạn đi thăm tỉnh Hải Nam, cảm nhận ngày hội té nước dân tộc Lê.

    Hoa: Anh Nguyễn Thanh sẽ giới thiệu với các bạn truyền thuyết liên quan tới ngày hội té nước của dân tộc Lê và hoạt động đầy hơi thở lãng mạn trong ngày hội.

    Quyên: Xin mời anh Nguyễn Thanh bắt đầu.

    Hoa: Thưa các bạn, trên đây anh Nguyễn Thanh giới thiệu với các bạn ngày hội té nước của dân tộc Lê ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

    Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay đến đây là hết, Lệ Quyên xin chào tạm biệt quý vị và các bạn.

    Hoa: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" kỳ tới.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>