• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Văn hóa truyền thống của "Vương quốc Mẫu hệ" cuối cùng ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụp đổ

    2011-06-09 15:48:16     cri

    Theo Hãng tin Trung Quốc: Ngày 23/5, tại Côn Minh, khi trả lời phóng viên, học giả dân tộc Mô Sô La-mu-ga-tu-xa nói: "Dưới sự tác động của lợi ích kinh tế, dân tộc Mô Sô bắt đầu đứng trước vấn đề quy mô gia đình nhỏ đi, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của mặt bằng nâng đỡ văn hóa Mẫu hệ ở hồ Lô Cô, văn hóa Mẫu hệ đứng trước nguy cơ sụp đổ."

    Hồ Lô Cô nằm ở giáp ranh hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên Trung Quốc, là nơi duy nhất vẫn tồn tại văn hóa Mẫu hệ ở Trung Quốc. Người sống bên bờ hồ Lô Cô là người dân tộc Mô Sô nhiều đời đã sinh sống ở đây hơn 1500 năm, là dòng người hiếm thấy vẫn bảo tồn đặc trưng xã hội thị tộc Mẫu hệ trên thế giới hiện nay. Dân tộc Mô Sô là một chi của dân tộc Na-xi, có hơn 30 nghìn người, các thành viên trong gia đình dân tộc Mô Sô đều theo dòng máu của mẹ, đàn ông không lấy vợ, phụ nữ không gả chồng, cho đến nay vẫn bảo tồn tập tục tẩu hôn.

    Những năm qua, sức cuốn hút của các tour du lịch hồ Lô Cô không ngừng tăng lên. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2010, hồ Lô Cô tiếp đón du khách trong và ngoài nước gần 500 nghìn lượt người, thu nhập du lịch không ngừng gia tăng. Nhưng, bên cạnh đó, sự tác động của ngành du lịch đối với người Mô Sô cũng ngày một rõ rệt.

    Ông La-mu-ga-tu-xa nói, dưới sự tác động của văn hóa ngoại lai, một số người Mô Sô bắt đầu nhìn nhận lại văn hóa của mình, mô hình sản xuất và đời sống cũng từ kiếm sống bằng canh tác và bắt cá chuyển sang chủ yếu kiếm sống bằng ngành du lịch. Trọng điểm phân công và đời sống trong gia đình chuyển sang du lịch, bà nội ngày xưa nắm quyền lực kinh tế dần dần bị đàn ông trẻ biết nói tiếng Hán và có kiến thức nhất định thay thế.

    "Việc khai thác du lịch hồ Lô Cô bắt đầu từ năm 1994, để làm dịu mâu thuẫn trong gia tộc, người tuổi cao trong gia tộc đề xuất bình quân phân phối doanh thu du lịch tới mỗi hộ gia đình, nhưng dưới sự thúc đẩy của lợi ích kinh tế, một số người Mô Sô nảy sinh ý nghĩ 'chia gia tài', 'ở riêng'." Ông La-mu-ga-tu-xa nói, điều này đã giáng một đòn chí tử vào văn hóa Mẫu hệ ở hồ Lô Cô, mặt bằng đại gia đình nâng đỡ văn hóa Mẫu hệ bắt đầu đứng trước nguy cơ sụp đổ.

    Chẳng hạn, ở xã Vĩnh Ninh nằm bên bờ hồ Lô Cô, đa số gia đình dân tộc Mô Sô đều kiếm sống bằng phát triển ngành du lịch, do tác động của giáo dục hiện đại cũng như sự "xâm nhập" của tư tưởng Phụ quyền và giá trị quan xã hội dòng chính, ngày càng nhiều người trẻ cảm thấy tự ti vì văn hóa dân tộc mình, và lựa chọn đi ra ngoài tìm kiếm "thế giới hấp dẫn hơn". Trong khi đó, ngày càng nhiều phụ nữ dân tộc Mô Sô lựa chọn kết hôn với người dân tộc khác, điều này dẫn đến dân số xuất hiện tăng trưởng âm, từ 8840 người năm 1998 giảm xuống còn hơn 6700 người hiện nay.

    Sự tác động đến từ các mặt đã phá vỡ cục diện trống vắng ở toà án xã Vĩnh Ninh trước kia, những vụ án do tẩu hôn gây nên ngày một tăng thêm. Ông La-mu-ga-tu-xa nói: "Phong tục tẩu hôn của dân tộc Mô Sô không được đảm bảo về pháp lý. Chẳng hạn, vì muốn được hỗ trợ về học phí của con gái, phụ nữ kiện đàn ông, nhưng mà dù thắng kiện, phụ nữ cũng sẽ phải đối mặt với sự chất vấn của đồng bào cùng dân tộc. Vì trong văn hóa truyền thống của dân tộc Mô Sô, con cái là do phụ nữ chịu trách trông nom."

    Ngoài ra, dân tộc Mô Sô có quan niệm yêu đương tự do, hài hoà cũng xuất hiện hiện tượng "thặng nam", "thặng nữ". Ông La-mu-ga-tu-xa nói: "Sau Hội chợ Triển lãm Sinh vật cảnh Côn Minh năm 1999, nhiều cô gái xinh đẹp dân tộc Mô Sô được cử sang làm ở Khu du lịch Làng dân tộc ở khắp nơi toàn Trung Quốc, như vậy dẫn đến dân tộc Mô Sô xuất hiện 'thặng nam'. Hiện nay, những cô gái này đã lớn tuổi, vì không có kỹ năng khác, không tìm được việc làm tốt ở thành phố, buộc phải quay trở về quê hương, nhưng họ đã không quen và không thể chấp nhận được phong tục tẩu hôn nữa, điều này khiến họ không thể nào thích ứng với đời sống ở nông thôn."

    Ông La-mu-ga-tu-xa nói: "Không có thay đổi là điều không thể, nhưng thay đổi như thế nào là vấn đề phải suy nghĩ. Mặc dù Chính phủ có nhiều biện pháp nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, dân gian cũng có nhiều người tình nguyện, nhưng muốn bảo tồn tốt văn hóa Mẫu hệ của dân tộc Mô Sô đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn, chẳng hạn, xây dựng đặc khu văn hóa, hạn chế số lượng du khách v.v."

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>