Trung Quốc ngày nay: Non xanh nước biếc, vạn vật cộng sinh

2024-08-08 07:00:03(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Kể từ khi bước vào thời đại mới, với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực của Trung Quốc, cũng bao hàm sự đóng góp to lớn của bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh sinh thái. Bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng văn minh sinh thái chính là một nội dung quan trọng trong bố cục tổng thể “Năm trong một” của Trung Quốc. Nhất quán với bố cục tổng thể trong sự phát triển đó của Trung Quốc, gần đây Hội nghị Trung ương 3 Khoá XX đã thông qua “Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc”, trong đó tiếp tục nêu bật việc thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đó là sự hiện đại hóa mà con người và thiên nhiên cùng nhau chung sống hài hòa.

Về vấn đề này, PGS, TS Lê Thị Thanh Hà, chuyên gia nghiên cứu về môi trường và phát triến bền vững của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam đánh giá chia sẻ, việc Trung Quốc luôn nhất quán nhấn mạnh về bảo vệ môi trường sinh thái chính là cơ sở cho việc thúc đẩy hiện đại hoá bằng thực hiện việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, cũng như giành được thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái và điều này đã cung cấp sự tham khảo cho nhiều nước khác.

PGS, TS Lê Thị Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam

Nội dung của Hội nghị Trung ương 3 lần này càng cho thấy tầm quan trọng của xây dựng văn minh sinh thái trong việc thúc đẩy hiện đại hoá kiểu Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh việc phải hoàn thiện hệ thống chế độ của nền văn minh sinh thái, phối hợp thúc đẩy giảm các-bon, giảm ô nhiễm, mở rộng và tăng trưởng xanh, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế thể chế để thực hiện quan niệm non xanh nước biếc là rừng vàng biển bạc. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà nhận xét, hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển chất lượng cao của đẩy nhanh quá trình xanh hoá và phát thải các-bon thấp. Điều đó cho thấy, Trung Quốc luôn coi trọng việc phát triển xanh và các-bon thấp là chính sách cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái và môi trường, cũng như việc đẩy nhanh việc hình thành phương thức sản xuất và lối sống xanh, xây dựng nền tảng xanh cho phát triển chất lượng cao.

Đi sâu đánh giá về phát triển chất lượng cao xuất phát từ những biện pháp đối với phát triển xanh và phát thải các-bon thấp, làm cơ sở cho phát triển chất lượng cao, thúc đẩy hiện đại hoá kiểu Trung Quốc, PGS, TS Lê Thị Thanh Hà nêu chia sẻ, nội dung trong triển khai mang tính đồng bộ về xây dựng văn minh sinh thái thúc đẩy hiện đại hoá kiểu Trung Quốc trong “Quyết định” của Hội nghị Trung ương 3 lần này thể hiện ở việc đề xuất một loạt các biện pháp triển khai chính nhằm cải thiện cơ chế phát triển xanh và các-bon thấp, chẳng hạn như thực thi hệ thống chính sách và tiêu chuẩn về thuế vụ, tài chính, đầu tư, giá cả; Tối ưu hoá chính sách mua sắm xanh hoá của Chính phủ; Đẩy nhanh quy hoạch xây dựng hệ thống năng lượng kiểu mới; thiết lập cơ chế mới cho sự chuyển đổi toàn diện từ kiểm soát kép tiêu thụ năng lượng sang kiểm soát kép lượng phát thải các-bon; Xây dựng hệ thống kế toán thống kê phát thải các-bon, xây dựng chế độ chứng nhận nhãn các-bon cho sản phẩm và xây dựng hệ thống quản lý truy xuất các-bon của sản phẩm, v.v.. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng phát triển của Trung Quốc trong giai đoạn tới đây.

So sánh với Việt Nam, PGS, TS Lê Thị Thanh Hà chia sẻ, hiện đại hoá kiểu Trung Quốc với trụ cột của bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển xanh hoá và phát thải các-bon thấp hiện cũng là mục tiêu và hơn nữa cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gắn với mục tiêu phát triển bền vững “Theo chiến lược và kế hoạch trên, các ban ngành hữu quan của Việt Nam tập trung trong việc nâng cao hiệu suất nông nghiệp, sức cạnh tranh và năng lực phát triển bền vững trong lĩnh vực sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn và các-bon thấp v.v.., đồng thời nâng cao hiệu suất, tranh thủ thực hiện trung hoà các-bon trước năm 2050”.

Với mục tiêu phát triển xanh mà Trung Quốc và Việt Nam đưa ra, mong rằng trong thời gian tới hai bên tiếp tục trao đổi kinh nghiệm trong quản lý phát triển giữa hai nước và hơn nữa là tăng cường phát triển xanh hoá trong các lĩnh vực giao thương giữa hai nước, cùng góp phần tích cực đối với mục tiêu phát triển bền vững chung của thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa