Bình luận: Ai mới cần đưa ra hành động có tinh thần trách nhiệm với quốc tế
Một năm trước, vào ngày 21/4, Trung Quốc đề xuất “Sáng kiến An ninh toàn cầu”. Chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi, Sáng kiến này đã thu được một loạt thành quả và tiến triển tích cực. Mới đây, dưới sự hoà giải tích cực của Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đồng ý khôi phục quan hệ ngoại giao, điều này thể hiện đầy đủ vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc duy trì hoà bình khu vực và thế giới.
Nhưng tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 vừa qua, Ngoại trưởng các nước G7 do Mỹ đứng đầu lại yêu cầu Trung Quốc “áp dụng những hành động có tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế” vì hoà bình và ổn định khu vực. Điều này không những là hành động ngang nhiên can thiệp vào cộng việc nội bộ của Trung Quốc, thái độ của các nước này cũng cực kỳ ngang ngược và vô lý.
Ngày nay, trước vấn đề thời đại “thế giới cần quan điểm an ninh như thế nào, các nước làm thế nào để thực hiện an ninh chung?”, Trung Quốc không những đưa ra những chủ trương bằng hành động thực tế mà còn đóng góp trí tuệ của mình cho cộng đồng quốc tế.
Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, 5 nguyên tắc chung sống hoà bình do Trung Quốc đề xướng đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong việc xử lý quan hệ quốc tế. Là “nhân tố then chốt và lực lượng chủ chốt trong các hoạt động gìn giữ hoà bình” của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc là nước cử lực lượng gìn giữ hòa bình nhiều nhất trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Kể từ năm 1990 đến nay, quân đội Trung Quốc tổng cộng cử hơn 40 nghìn lượt cán bộ và chiến sĩ tham gia 25 hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc. Là nước duy nhất trên thế giới ghi vào trong Hiến pháp sẽ “kiên trì con đường hoà bình và phát triển”. Trung Quốc tích cực thúc đẩy các giải pháp chính trị đối với các vấn đề điểm nóng khu vực và thế giới, phát huy vai trò mang tính xây dựng trong vấn đề hạt nhân Iran, vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, xung đột Palestine – Israel, vấn đề Syria, vấn đề Afghanistan, cuộc khủng hoảng Ukraine ...
Hiện nay, Sáng kiến Vành đai và Con đường, Sáng kiến Phát triển toàn cầu và quan điểm Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại do Trung Quốc đề xuất đã nhận được sự ủng hộ của ngày càng nhiều nước, tiếp thêm động lực mới mạnh mẽ cho hoà bình và phát triển thế giới, những đóng góp vào việc duy trì hoà bình và ổn định thế giới được cả thế giới ghi nhận. Cựu Ngoại trưởng Ai Cập Nabil Fahmy cho rằng, Sáng kiến An ninh toàn cầu đã tiếp thêm tính chắc chắn và tính ổn định vào thời đại đầy biến động, là chỉ dẫn quan trọng để cộng đồng quốc tế cùng bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. Cựu Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Bhokin Bhlakula khen ngợi Trung Quốc “đã trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy hoà bình và phát triển thế giới”.
Trái lại, các nước phương Tây nhất là Mỹ, nhiều năm qua luôn phát động chiến tranh, kích động “cách mạng màu”, xúi giục đảo chính và gây rối loạn tại nhiều nơi trên thế giới, quấy nhiễu sự phát triển bình thường của nước khác, đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình và ổn định của thế giới. Có thể nói, nơi nào trên thế giới xảy ra chiến tranh và rối loạn, thì nơi đó sẽ có bóng dáng của Mỹ. Nhà hoạt động xã hội Mỹ Medea Benjamin mới đây đã đăng một bài bình luận trên mạng xã hội Twitter, nội dung chính tóm lại thành một câu là “China makes peace-US makes war”. Dịch ra tiếng Việt là, Trung Quốc xây dựng hoà bình, Mỹ phát động chiến tranh. Tương tự, Giáo sư trường Đại học Duke của Mỹ, Walter Mignolo cũng đăng bài cho rằng, trong khi Trung Quốc thúc đẩy hoà bình và hợp tác, Mỹ lại kích động chiến tranh.
Xin hỏi Mỹ, điều này có phải là hành động “có tinh thần trách nhiệm” không? Rốt cuộc là ai cần đưa ra hành động có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng quốc tế?
Biên tập viên:Duy Hoa