Bình luận: Chứng “ảo tưởng bị bức hại” của Mỹ nên được điều trị

2023-02-08 09:41:02(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Từ “Huawei theo dõi bạn” đến “TikTok theo dõi bạn”, từ “gián điệp tủ lạnh” đến “gián điệp ngô”, chứng “ảo tưởng bị bức hại” của các chính khách, cơ quan tham vấn và truyền thông Mỹ ngày càng trở nên trầm trọng, nhằm bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc và cố tình gây hoang mang và kích động sự hận thù đối với Trung Quốc.

“Trung Quốc có thể đang theo dõi chúng ta thông qua các thiết bị gia dụng như tủ lạnh”. Tin tức này đến từ một cơ quan tham vấn ở Oa-sinh-tơn có tên là “Quan sát, Định hướng, Quyết định, Hành động” (OODA). Cơ quan này cho biết, bằng cách nhúng con chip vào “các thiết bị điện do Trung Quốc sản xuất”, Trung Quốc có thể “theo dõi chúng ta” bằng cách truyền “dữ liệu về Bắc Kinh”. Đa số các chuyên gia và cố vấn của cơ quan tham vấn, có trụ sở tại thủ đô Mỹ này, đều từng làm việc hoặc hợp tác với quân đội, CIA cũng như các cơ quan chính phủ và tình báo khác của Mỹ.

Ngoài “gián điệp tủ lạnh” còn “gián điệp ngô” có đôi mắt. Chỉ vài ngày trước, một nhà máy chế biến ngô do Trung Quốc đầu tư xây dựng ở thành phố Grand Forks, bang North Dakota, Mỹ, cuối cùng cũng phải đối mặt với việc bị đình chỉ vì Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ cảnh báo rằng “dự án gây ra mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia”. Lý do là vị trí của nhà máy dự định xây dựng này chỉ cách căn cứ Không quân Mỹ ở bang này chưa đến 24 km. Việc một nhà máy chế biến ngô cách xa hơn 20 km đe dọa căn cứ Không quân Mỹ như thế nào, có lẽ chỉ có Lực lượng Không quân Mỹ mới có thể đưa ra lời giải thích.

Những lời nói dối này có vẻ buồn cười và khó tin, nhưng sự hợp tác giữa Chính phủ Mỹ và các cơ quan tham vấn, các chuyên gia được chỉ định và các phương tiện truyền thông đại chúng, họ tạo ra lời nói dối để tẩy não công chúng bằng cách không ngừng kích động công chúng hoang mang và nghi ngờ các mục tiêu cụ thể, nhưng lại đạt được mục đích gây rối loạn nghe nhìn.

Theo Hãng tin Bloomberg, chính phủ Mỹ đang xem xét cấm các nhà cung cấp của Mỹ, bao gồm Intel và Qualcomm, cung cấp bất kỳ sản phẩm nào cho Huawei, đồng thời cấm 5 công ty Trung Quốc gồm Huawei, ZTE và Hikvision v.v. bán thiết bị tại Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ không thể giải thích về các công ty này sẽ gây ra rủi ro gì cho an ninh của Mỹ, cũng như không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về các vấn đề an ninh.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là nước duy nhất bị ảnh hưởng bởi chứng “ảo tưởng bị bức hại” của Mỹ. Đúng như câu nói “Diệt được một vạn đối phương, tự mình cũng phải tổn thương tám nghìn”, các công ty Mỹ bị buộc phải tham gia lệnh trừng phạt cũng bị tổn thất rất lớn. Dữ liệu cho thấy, lợi nhuận ròng của gã khổng lồ chip Intel (Mỹ), công ty hợp tác lâu dài với Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc chỉ đạt 8 tỷ USD vào năm 2022, giảm 60% so với mức lãi 20 tỷ USD của năm 2021, hoạt động bình thường và phát triển kinh doanh toàn cầu của công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng; tương tự, bang North Dakota, nơi mà trình độ phát triển kinh tế đứng thứ tư từ dưới lên trong số các bang của Mỹ, bang này có diện tích hơn 180.000 km2 nhưng dân số không đến 800.000 người, ban đầu coi dự án nhà máy chế biến ngô trị giá 700 triệu đô la Mỹ của Trung Quốc là “cơ hội lớn” , nhưng chỉ vì vụ “gián điệp ngô”, dự án này bị coi là có rủi ro và khiến ít nhất 200 người địa phương mất cơ hội việc làm, cũng như cơ hội kèm theo cho các dịch vụ như logistics, vận chuyển xe tải v.v.

Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia, kích động gây hoang mang, phóng đại vô hạn nguy cơ của cái gọi là “mối đe dọa Trung Quốc”, đi ngược lại xu thế hợp tác và phát triển của thế giới, cuối cùng sẽ gây tổn hại lớn cho Mỹ. Chứng “ảo tưởng bị bức hại" này nên được điều trị.

Biên tập viên:La Thành