Chuyên gia y tế Việt Nam nói về chính sách phòng dịch khoa học, hiệu quả và thiết thực của Trung Quốc

2023-01-16 08:00:52(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

    Kể từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc đã chính thức thực hiện hạ mức quản lý dịch Covid-19 từ loại A xuống loại B. Chính phủ Trung Quốc đã kịp thời điều chỉnh các chính sách phòng chống dịch bệnh theo những thay đổi của tình hình dịch bệnh, đồng thời ban hành một số biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả phòng chống dịch và phối hợp tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hoạt động bình thường, tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân. Thành quả phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc đã giành được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế các nước trên thế giới. PGS. TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho rằng, hiện nay, trong bối cảnh khả năng gây bệnh của vi-rút suy giảm và tỷ lệ tiêm chủng của người dân tăng cao, nhằm tăng cường hơn nữa miễn dịch tại cộng đồng, Trung Quốc đã chủ động điều chỉnh chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cách làm này rất khoa học, hiệu quả cao và thiết thực, có lợi cho sự phục hồi, phát triển của kinh tế Trung Quốc nói riêng, cũng như cả thế giới nói chung.

PGS. TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

    PGS. TS Đậu Xuân Cảnh nêu rõ, trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, Trung Quốc luôn kiên định phối hợp hiệu quả giữa phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Các biện pháp tối ưu hóa “20 điều mới” và “10 điều mới”, hạ cấp quản lý dịch COVID-19 từ Loại A xuống Loại B, chuyển trọng tâm công tác từ phòng chống và kiểm soát lây nhiễm sang điều trị và tăng cường miễn dịch cộng đồng, đồng thời giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. PGS. TS Đậu Xuân Cảnh tin rằng đây là “bước đi đúng đắn”. Ông còn cho biết từ khi xuất hiện loại vi-rút corona mới cho đến ngày nay, mọi bước đi của Chính phủ Trung Quốc đều rất thận trọng, song rất hiệu quả, với nỗ lực hết sức để bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân, đồng thời với việc nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

    PGS. TS Đậu Xuân Cảnh cho biết, việc Trung Quốc nới lỏng chính sách phòng chống dịch bệnh được công bố tương đối muộn hơn so với các nước trên thế giới, là bởi Trung Quốc có dân số khổng lồ 1,4 tỷ người và tỷ lệ dân số già tương đối cao, vậy một khi nới lỏng kiểm soát thì dịch bệnh sẽ lây nhiễm quá nhanh, trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn lực y tế. Do đó, tiến độ thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát của Trung Quốc phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước và có thể ngăn chặn hiệu quả sự  lây lan quy mô lớn trong nước của các chủng gây bệnh tương đối mạnh như chủng ban đầu và biến chủng Delta, đồng thời giảm đáng kể số lượng bệnh nhân bị bệnh nặng nghiêm trọng và tử vong ở Trung Quốc.

    Hiện nay, mặc dù sau khi điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh, nhiều nơi ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều ca nhiễm dịch bệnh, nhưng PGS. TS Đậu Xuân Cảnh cho rằng, sau khi thực thi chính sách mới, chắc chắn sẽ xuất hiện những tình huống mới, Việt Nam cũng từng trải qua giai đoạn tương tự, số ca nhiễm tăng đáng kể trong thời gian ngắn. PGS. TS Đậu Xuân Cảnh đã chỉ đạo nhiều địa phương cả nước trực tiếp chỉ đạo việc ứng dụng các bài thuốc Y học cổ truyền, nhất là việc áp dụng nghiên cứu đưa vào ứng dụng các bài thuốc Cổ phương Trung y vào điều trị Covid-19 trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư tại Việt Nam thời điểm từ năm 2021, có hiệu quả tốt đẹp. PGS. TS Đậu Xuân Cảnh cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm kiềm chế sự lây lan của vi-rút corona chủng mới, đồng thời phối hợp hiệu quả công tác phòng chống dịch với phát triển kinh tế, xã hội, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, cung cấp tham khảo hữu ích cho việc triển khai phòng chống dịch ở nhiều quốc gia.

    PGS. TS Đậu Xuân Cảnh rất công nhận tư tưởng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” của Trung y. Là chuyên gia học giả nghiên cứu lâu năm y học cổ truyền, ông cho rằng cốt lõi của phòng chống dịch bệnh nằm ở việc sớm kiểm soát "dịch bệnh", tức là phòng ngừa và kiểm soát vi-rút gây bệnh. PGS. TS Đậu Xuân Cảnh cho biết, trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 trong ba năm qua, y học cổ truyền Trung Quốc có hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm thực hành về điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm bùng phát đột biến như nhiễm vi-rút corona mới cũng là chìa khóa giúp y học Trung Quốc có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh dịch. PGS. TS Đậu Xuân Cảnh cho biết, trong công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc trong ba năm qua, y học cổ truyền Trung Quốc đã tham gia đầy đủ và sâu sắc vào việc phòng ngừa, kiểm soát và điều trị dịch bệnh, đồng thời đóng một vai trò đặc biệt và quan trọng. Lý thuyết và thực hành của y học cổ truyền Trung Quốc đã được hình thành từ hàng ngàn năm nay chính là cơ sở để y học cổ truyền Trung Quốc điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm dịch đột ngột như nhiễm vi-rút corona mới, đồng thời cũng là điều then chốt để y học cổ truyền Trung Quốc có đủ khả năng trong thực hiện phòng trị dịch bệnh cộng đồng.

Biên tập viên:Sảnh Hoa