Vũ khí hóa dịch bệnh: Vở kịch đặc sắc của Mỹ!

2023-01-07 15:47:08(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Một tháng qua, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách phòng dịch. Đúng vào lúc này, một số tiếng nói “quen thuộc” một lần nữa vang lên, chỉ sợ thiên hạ không loạn. Thực ra, kể từ khi bùng phát dịch bệnh, sự bôi nhọ và công kích từ Mỹ luôn không ngớt. Dịch bệnh bị Mỹ biến thành vũ khí tấn công nước khác.

Vũ khí đầu tiên là lợi dụng việc chống dịch để bôi nhọ. Tháng 4/2020 là đỉnh điểm đầu tiên về số người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ. Theo phân tích về thông tin dịch bệnh trong tháng của cơ quan dữ liệu lớn chuyên nghiệp, “khẩu trang”, “Trung Quốc” và “cho phép thâm nhập thị trường” là những cụm từ then chốt có tần suất được truyền thông Mỹ lúc đó quan tâm cao nhất. Những cụm từ liên quan đến thông tin “khẩu trang” trong truyền thông Mỹ còn tập trung trong các mặt như “tâm trạng của công chúng”, “nhân quyền” và “phong tỏa thành phố”, thông tin lúc đó đều nhằm bôi nhọ chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc, nói rằng người dân Trung Quốc đeo khẩu trang là mất “tự do”, thiếu “nhân quyền”. Bôi nhọ và chính trị hóa việc phòng chống dịch bệnh tiêu biểu là khẩu trang vừa vặn là một phần chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ.

Vũ khí thứ hai, chính trị hóa vấn đề truy xuất nguồn gốc vi-rút. So sánh chủng loại và số lượng biến thể vi-rút nCoV xuất hiện trong ba năm xảy ra đại dịch ở Trung Quốc và Mỹ có thể thấy biến thể vi-rút nCoV phát hiện tại Trung Quốc lác đác có thể đếm được. Trong khi ở Mỹ hầu như từng lây lan tất cả biến chủng vi-rút nCoV sau khi bùng phát dịch bệnh, là một trong những nước có số biến chủng vi-rút nCoV nhiều nhất. Chính phủ Mỹ ngoài miệng nói khoa học, nhưng trên thực tế đều là sự thao tác vũ khí hóa dịch bệnh.

Vũ khí thứ ba, bắn lén xoay quanh vấn đề kinh tế. Mỹ hiện lại mưu toan cô lập Trung Quốc thông qua bôi nhọ kinh tế Trung Quốc. 10 tháng đầu năm ngoái, Trung Quốc đứng đầu về sự đóng góp cho xuất khẩu thế giới. Ba năm qua, Trung Quốc ổn định và bảo đảm chuỗi cung ứng, nâng đỡ mạnh mẽ sự phục hồi của kinh tế thế giới. Mỹ tuỳ tiện áp lệnh trừng phạt đơn phương, gây tác động lớn tới chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp toàn cầu. Năm ngoái, Mỹ tăng lãi suất vội vã, dẫn đến làn sóng tăng lãi suất trên phạm vi thế giới, cả thế giới có gần 100 ngân hàng trung ương tăng lãi suất, khiến xác suất kinh tế toàn cầu suy thoái tăng vọt.

Trong mắt Mỹ, dịch bệnh không phải sự kiện y tế công cộng đơn thuần, mà là vũ khí có thể thao túng các vấn đề. Đây mới là sự trở ngại lớn nhất cản trở thế giới khó xua tan bụi mù của dịch bệnh.

Biên tập viên:Kiều Quân