Duy Hoa

Tình cảm với nông thôn Trung Quốc của lưu học sinh Pháp Roman

17-03-2022 11:28:02(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Khi rảnh rỗi, Roman, một lưu học sinh người Pháp thường đến thăm vùng nông thôn Trung Quốc, chụp ảnh ghi lại những đổi thay của vùng nông thôn. Roman cho biết, kinh nghiệm phát triển nông thôn của Trung Quốc đáng để các nước học hỏi.

Tình cảm với nông thôn Trung Quốc của lưu học sinh Pháp Roman_fororder_法国留学生罗曼1

Roman nói: “Xin chào mọi người, tôi là Roman, đến từ vùng nông thôn Pháp, vì vậy, khi đến Trùng Khánh, tôi muốn tìm hiểu nông thôn Trung Quốc như thế nào? Cuộc sống nông dân ra sao? Họ có cảm nhận gì đối với cuộc sống hiện nay? Chính vì vậy, tôi đã đi thăm huyện Phùng Tiết”.

Roman năm nay 26 tuổi, là lưu học sinh ở trường Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên. Huyện Phùng Tiết cách nội thành Trùng Khánh hơn 380km. Roman vốn nghĩ, huyện Phùng Tiết không có nhà ga và sân bay, chắc là khu vực vừa mới phát triển, nhưng sau khi đến Phùng Tiết, anh nhận thấy, bộ mặt thực tế của huyện Phùng Tiết hoàn toàn khác hẳn với gì anh tưởng tượng.

Roman nói: “Tôi phát hiện huyện Phùng Tiết đã rất phát triển, giống như một đô thị lớn. Huyện Phùng Tiết có các mặt hàng đặc sắc, chính quyền giúp đỡ dân làng, để kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Theo tôi, điều này rất tốt”.

Ngoài Phùng Tiết ra, Roman còn từng thăm nhiều thôn làng và thị trấn như: Bích Sơn, Vũ Long thuộc Trùng Khánh, Nhã An thuộc tỉnh Tứ Xuyên, v.v. Roman cầm máy ảnh, nói tiếng Trung chưa lưu loát, cùng bà con địa phương hái cam, ăn món ăn đặc sản địa phương, ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của mình, và chia sẻ với cư dân mạng.

Tình cảm với nông thôn Trung Quốc của lưu học sinh Pháp Roman_fororder_法国留学生罗曼2

Roman nói: “Phùng Tiết để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi. Tôi và nông dân nơi đó cùng trồng cây ở một vườn cam quýt lớn, phải mất rất nhiều công sức để trồng cây từ đỉnh núi xuống chân núi. Tôi cảm thấy người dân địa phương ngày càng hạnh phúc, vui vẻ. Họ còn có tài khoản Tiktok, dùng để ghi lại và chia sẻ những gì họ thu hoạch”.

Với sự phủ sóng của Internet, các hình thức mới như thương mại điện tử, logistics và thanh toán di động đã phổ biến ở ngày càng nhiều ngôi làng và thị trấn, và nhiều người dân đã phát sóng trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp do chính họ trồng trên nền tảng Internet. Roman, người thường xuyên đến thăm các ngôi làng và hộ gia đình, không chỉ khám phá các thương hiệu nông sản này, mà còn đi bộ vào các nhà máy địa phương để tìm hiểu về mô hình sản xuất của họ.

Tình cảm với nông thôn Trung Quốc của lưu học sinh Pháp Roman_fororder_法国留学生罗曼3

Roman nói: “Công xưởng của họ giống như ở Pháp và Đức. Họ sản xuất sốt nấm hương, có nhiều nhân công, rất phát triển, rất sạch sẽ, nhiều nhân công là người địa phương. Họ cùng phát triển công xưởng này, cùng làm giàu. Tôi rất thích cách kinh doanh này, phương thức này đã thúc đẩy sự phát triển của thành phố và đất nước”.

Roman thường chụp ảnh ghi lại cảnh tượng lao động và thu hoạch của nông dân ở vùng rừng núi, hướng tới cuộc sống hạnh phúc ẩn sau nụ cười của họ, cũng chứng kiến nông thôn Trung Quốc trở thành nơi thưởng thức non xanh nước biếc, khiến bao nhiêu người nhớ về quê hương.

Tình cảm với nông thôn Trung Quốc của lưu học sinh Pháp Roman_fororder_法国留学生罗曼4

Roman nói: “Tôi mong Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của nông thôn, để dân làng giàu hơn. Tôi rất thích các chính sách hỗ trợ trên diện rộng của Trung Quốc, vì ở Pháp, chúng tôi bỏ qua một số thôn làng, mà chỉ thích những đô thị lớn như Paris, Bordeaux, vì vậy tôi mong quốc gia tôi sẽ học một số cách làm như hỗ trợ nông thôn phát triển của Trung Quốc”.

Vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, Roman đã ba năm không về nước, trên con đường thăm các thôn làng, anh đã tìm thấy cảm giác như về nhà, và đưa các địa điểm này vào kế hoạch sống của mình ở Trung Quốc trong tương lai.

Roman nói: “Tôi thích Nhã An ở tỉnh Tứ Xuyên, ở đó có cảm giác như về nhà. Sau khi về hưu, tôi sẽ trồng rau, mua nhà, sinh sống ở nơi đó. Tôi muốn giới thiệu Trung Quốc, một thế giới mới với người Pháp, người nước ngoài, làm cầu nối giữa Trung Quốc và Pháp”.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập