La Thành

#Bìnhluận Ai đã cho các chính khách Mỹ can đảm đi khắp nơi phê bình nước khác thực thi “diệt chủng”?

11-02-2022 09:29:44(GMT+08:00)
Chia sẻ:

#Bìnhluận  Ai đã cho các chính khách Mỹ can đảm đi khắp nơi phê bình nước khác thực thi “diệt chủng”?_fororder_yind20220211

Nếu nói nước nào trên thế giới am hiểu nhất đối với khái niệm “diệt chủng”, thì đó phải là Mỹ, thậm chí ở rất nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, từ “diệt chủng” biết đến từ lịch sử của các nước phương Tây.

Những kẻ thực dân châu Âu khi mới đặt chân lên châu Mỹ,  đã coi thổ dân châu Mỹ là chủng tộc thấp kém so với chủng người thượng đẳng ưu việt da trắng. Trong lịch sử, những người da trắng tiến hành diệt chủng đối với thổ dân châu Mỹ qua các cuộc chiến tranh, thảm sát và đàn áp đồng thời cướp đoạt tài nguyên của họ như: đất đai, khoáng sản, nước sạch v.v.

Từ giữa thế kỷ 19, Chính phủ Mỹ thực thi chính sách biệt khu dành riêng cho thổ dân châu Mỹ để tiếp tục cướp đoạt đất đai và tài nguyên của họ, xua đuổi thổ dân châu Mỹ đến vùng đất xa xôi, cằn cỗi,cưỡng bức họ chuyển phương thức du mục sang canh tác, tài nguyên  cằn cỗi và sự đổi thay trong lối sống đã khiến một lượng lớn thổ dân châu Mỹ chết vì đói nghèo và bệnh tật.

Sau những năm 90 thế kỷ 20, Mỹ thi hành “chủ nghĩa thực dân sinh thái”, chôn lấp các phế liệu có hại cho sức khỏe con người như chất thải hạt nhân, rác thải công nghiệp v.v. tại các khu vực  thổ dân châu Mỹ sinh sống, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, làm nhiều thổ dân châu Mỹ bị thiệt mạng. Dân số thổ dân châu Mỹ đã giảm từ 5 triệu người vào  cuối thế kỷ 15 xuống còn 250 nghìn người vào  đầu thế kỷ 20, tức là mức giảm  20 lần.

#Bìnhluận  Ai đã cho các chính khách Mỹ can đảm đi khắp nơi phê bình nước khác thực thi “diệt chủng”?_fororder_yind20220211b

Điều đáng tiếc là, trải qua mấy thế kỷ, di chứng nạn “diệt chủng” vẫn tiếp diễn ở Mỹ. Các phương tiện truyền thông Mỹ như “Thời báo Niu-Yoóc” thẳng thắn nói rằng, các hành vi của Mỹ đối với thổ dân châu Mỹ là “một chương đáng hổ thẹn nhất”. Trong khi “chương  đen tối” trong lịch sử này vẫn tiếp tục được viết tiếp ở Mỹ. Nghèo đói, bệnh tật, kỳ thị, đồng hóa... cho đến nay, các vấn đề đe dọa sự sống của thổ dân châu Mỹ trong hàng trăm năm qua vẫn chưa được cải thiện.

 “Mấy thế kỷ trước, bệnh truyền nhiễm do người châu Âu mang đến suýt nữa xóa sổ thổ dân châu Mỹ. Hiện nay, họ lại phải chịu nỗi khổ của vi-rút COVID-19.” Hãng tin CNN đưa tin cho biết, khi đại dịch COVID-19 hoành hành, thổ dân châu Mỹ đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo phân tích của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tình trạng bất  bình đẳng về y tế và kinh tế xã hội mang tính hệ thống tồn tại lâu nay đã khiến nguy cơ  lây nhiễm và tử vong do dịch COVID-19 của nhóm sắc tộc thiểu số cao hơn nhiều so với người da trắng. Trong thời kỳ dịch COVID-19, tờ “Người Bảo vệ” của nước Anh phát hiện, ban ngành y tế trong khoảng 80% các bang Mỹ đã công bố số liệu về dân số chủng tộc, nhưng dường như một nửa bang chưa đưa thổ dân châu Mỹ vào phạm vi chủng tộc, mà chỉ phân loại họ là “chủng tộc khác”. Ông Abigail Eco-Hawk, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Hội đồng Sức khỏe Thổ dân Seattle, Mỹ cho biết: “Do nạn diệt chủng, dân số thổ dân châu Mỹ vốn đã rất ít ỏi. Nếu như chúng tôi bị đưa ra khỏi dữ liệu thống kê, thì chúng tôi sẽ không còn tồn tại nữa.”

Thế nhưng, chính một nước đầy rẫy tội ác  và cho đến nay vẫn còn tồn tại những vấn đề về chủng tộc, lại đi khắp nơi chỉ trích nước khác tồn tại vấn đề “chủng  tộc”, không biết ai đã cho các chính khách Mỹ can đảm như vậy.

 

 

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập