Hải Vân

Lãnh đạo Cấp cao dẫn dắt thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Trung Đông phát triển chất lượng cao

10-02-2022 09:37:22(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

Lãnh đạo Cấp cao dẫn dắt thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Trung Đông phát triển chất lượng cao_fororder_trungdong

Theo Tân Hoa xã: Ngày 5/2, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần lượt tiếp Tổng thống Ai Cập Áp-đen Pha-ta An Xi-xi,  Quốc vương Ca-ta Ta-mim bin Ha-mát An Tha-ni,  Thái tử Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất Mô-ha-mét Bin Xan-man đến Bắc Kinh tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh. Tháng 1 năm nay, Ngoại trưởng sáu nước A-rập Xê-út, Cô-oét, Ô-man, Ba-ranh, Thổ Nhĩ Kỳ và I-ran ở khu vực Trung Đông và Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh cũng lần lượt đến thăm Trung Quốc. Với sự giao lưu qua lại giữa Trung Quốc và các nước Trung Đông ngày càng mật thiết, hợp tác hai bên cũng đón chào tương lai rộng mở hơn. Mối tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước Trung Đông có lịch sử lâu đời, không có oán thù  lịch sử hay xung đột nào trên thực tế. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Ai Cập vào năm 1956 đến nay, trong hơn 60 năm qua, Trung Quốc và các nước Trung Đông đối xử thẳng thắn, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều thay đổi lớn, là bạn bè tốt, đối tác tốt, anh em tốt đã được minh chứng qua thời gian.Về mặt kinh tế, Trung Quốc và khu vực Trung Đông có tính bổ sung và nguyện vọng hợp tác mạnh mẽ. Trung Quốc đứng vững vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của các nước A-rập. Năm 2020, kim ngạch thương mại Trung Quốc và các nước A-rập đạt gần 240 tỷ USD.

Những năm qua, các nước Trung Đông đã đạt được những tiến triển tích cực trong việc khám phá con đường phát triển của riêng mình, đưa ra một loạt quy hoạch và ý tưởng phù hợp với tình hình phát triển của nước mình, chẳng hạn như “tầm nhìn 2030” Ai Cập, “tầm nhìn quốc gia 2030” Ca-ta và “chiến lược phát triển 50 năm hướng tới tương lai” của Các tiểu Vương quốc A-rập thống nhất v.v. những quy hoạch này rất phù hợp với  sáng kiến “Một vành đai, một con đường”: xây dựng thủ đô hành chính mới của Ai Cập, Khu vực hợp tác kinh tế-thương mại Xuy-ê - Trung Quốc - Ai cập, Khu thí điểm hợp tác năng lực sản xuất Trung Quốc-Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, dự án cấp nước Ca-ta v.v đều là những ví dụ về sự thành công trong việc kết nối sáng kiến “Một vành đai, một con đường” với chương trình phát triển của các nước Trung Đông. Trung Đông là một trong những khu vực chính mà Trung Quốc nhập khẩu năng lượng, sự hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực năng lượng trở thành mẫu hình đôi bên cùng có lợi, cùng thắng. Những năm qua, hai bên đẩy mạnh chuyển đổi mô hình năng lượng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác năng lượng sạch; từ phòng thí nghiệm chung quốc gia năng lượng tái sinh Trung Quốc-Ai Cập, công nghệ tưới nước tiết kiệm , thông minh và xanh của Ca-ta đến dự án than sạch của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất... hợp tác công nghệ giữa Trung Quốc và khu vực Trung Đông đã mang lại thành quả tốt đẹp. Ngoài ra, công nghệ cao như 5G, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo v.v. cũng có triển vọng trở thành cực tăng trưởng mới trong hợp tác song phương. Lâu nay, khu vực Trung Đông hứng chịu nỗi  khổ về sự đọ sức địa chính trị của chủ nghĩa bá quyền và đối đầu liên minh, Trung Quốc luôn tích cực ủng hộ các nước Trung Đông tăng cường tự chủ chiến lược, khuyến khích các nước trong khu vực thoát khỏi sự quấy nhiễu cạnh tranh địa chính trị của nước lớn, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tìm kiếm con đường phát triển đặc sắc Trung Đông. Trung Quốc không mưu cầu lợi ích riêng, không cạnh tranh địa chính trị, không phân chia phạm vi thế lực tại Trung Đông, kiên trì tinh thần đối tác bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng sự lựa chọn độc lập của các nước trong khu vực, sẵn sàng  thực hiện “đóng góp của Trung Quốc” vào sự phát triển hòa bình của Trung Đông bằng sự chân thành của mình.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập