Duy Hoa

Phó Giáo sư Hạ Lộ: Mong độc giả Trung Quốc gặp gỡ văn học, văn hóa Việt Nam qua cuốn tiểu thuyết “Số đỏ”

25-01-2022 09:24:50(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Tháng 8 năm 2021, cuốn tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Việt Nam), tác phẩm thứ hai  do Phó Giáo sư trường Đại học Bắc Kinh Hạ Lộ dịch ra tiếng Trung đã ra mắt bạn đọc Trung Quốc. Hạ Lộ cho biết, mong bạn đọc Trung Quốc gặp gỡ văn học, văn hóa Việt Nam qua cuốn tiểu thuyết “Số đỏ”.

Phó Giáo sư Hạ Lộ: Mong độc giả Trung Quốc gặp gỡ văn học, văn hóa Việt Nam qua cuốn tiểu thuyết “Số đỏ”_fororder_红运1

Hơn 2 năm trước vào tháng 4 năm 2019, cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Việt Nam, tác phẩm đầu tiên do Hạ Lộ dịch đã nhận được sự đánh giá cao của bạn đọc Trung Quốc ngay sau khi ra mắt. Tính đến nay, lượng tiêu thụ cuốn tiểu thuyết này đạt gần 10.000 bản.

Phó Giáo sư Hạ Lộ: Mong độc giả Trung Quốc gặp gỡ văn học, văn hóa Việt Nam qua cuốn tiểu thuyết “Số đỏ”_fororder_红运2

Cơ duyên đến với cuốn tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng bắt đầu từ thời kỳ Hạ Lộ học đại học. Năm 1996, là sinh viên năm thứ ba học chuyên ngành tiếng Việt Nam tại Học viện Ngoại ngữ thuộc Đại học Bắc Kinh, Hạ Lộ lần đầu tiên biết đến nhà văn Vũ Trọng Phụng, mơ hồ biết rằng, Vũ Trọng Phụng là một nhà văn gây tranh cãi trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Mùa Thu năm 2003, Hạ Lộ bắt đầu giảng dạy môn  “Lịch sử văn học Việt Nam” cho sinh viên trường Đại học Bắc Kinh. Cô có sự hiểu biết khá toàn diện đối với tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Hạ Lộ nói: “Nhà thơ Việt Nam Lưu Trọng Lư từng đánh giá, nhà văn Vũ Trọng Phụng là đại văn hào Balzac của Việt Nam. Lưu Trọng Lư cho rằng, toàn cảnh xã hội Việt Nam trước Thế chiến thứ hai được miêu tả trong tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng có nhiều điểm tương đồng với xã hội Pháp thế kỷ 19 trong bộ tiểu thuyết đồ sộ ‘Tấn trò đời’”.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng chỉ sống đến 27 tuổi, nhưng nhà văn tài năng này đã để lại cho thế hệ sau 9 cuốn tiểu thuyết, 9 phóng sự, 2 vở kịch nói, hàng chục truyện ngắn và tác phẩm dịch thuật. Năm 2012, Việt Nam đã kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày sinh của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Phó Giáo sư Hạ Lộ: Mong độc giả Trung Quốc gặp gỡ văn học, văn hóa Việt Nam qua cuốn tiểu thuyết “Số đỏ”_fororder_红运3

Với tính nghệ thuật độc đáo, tiểu thuyết “Số đỏ” đã được thế giới biết đến, nhưng ở Trung Quốc—quốc gia núi liền núi, sông liền sông với Việt Nam, lại rất ít người biết đến cuốn tiểu thuyết này. Kể từ năm 2012, Hạ Lộ bắt đầu giảng dạy trích đoạn tiểu thuyết “Số đỏ” trong lớp cao học của trường Đại học Bắc Kinh. Hạ Lộ nói: “Sức cuốn hút của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng là vượt qua sự thử thách về thời gian và không gian. ‘Số đỏ’ tuy là tác phẩm ra đời năm 1936, nhưng bạn đọc ngày nay vẫn phải cảm khái trước tính tiên tiến về bút pháp của tiểu thuyết này, cũng như hiện thực xã hội được phản ánh qua tiểu thuyết vẫn rất giống hiện tại, đặc biệt về quan điểm về hôn nhân và tình yêu, quan điểm về nữ giới, khiến tôi tưởng rằng, tác giả đang sống trong xã hội ngày nay”.

Hạ Lộ cho rằng, sở dĩ Xuân Tóc Đỏ—nhân vật chính trong tiểu thuyết “Số đỏ” từ cậu bé lang thang từng bước leo lên tầng lớp thượng lựu, liên quan đến các môn thể thao phương Tây, đặc biệt là môn quần vợt  phổ biến tại Hà Nội, sau đó vì thành công trong quản lý cửa hàng thời trang mà anh ta trở thành nhà cải cách xã hội, lại vì khi còn nhỏ từng bán thuốc giả, thông thuộc nhiều thuật ngữ Tây y, nên được vinh danh là “danh y”.

Phó Giáo sư Hạ Lộ: Mong độc giả Trung Quốc gặp gỡ văn học, văn hóa Việt Nam qua cuốn tiểu thuyết “Số đỏ”_fororder_红运4

Hạ Lộ cho biết, khó khăn lớn nhất trong khi dịch tiểu thuyết “Số đỏ” là ngôn ngữ rất đặc biệt trong tác phẩm. Hạ Lộ nói: “‘Số đỏ’ đã phản ánh những đổi thay nhanh chóng của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, trong tiểu thuyết đã xuất hiện những cụm từ tiếng Việt mới như: tiến bộ, khoa học, cải cách xã hội, quyền của phụ nữ, thể thao, văn minh, trào lưu mới, Tây hóa, v.v. Ngoài ra, còn có một lượng lớn cụm từ tiếng Pháp và tục ngữ, từ địa phương, kể cả những phong tục tập quán của thập niên 30 thế kỷ 20, khiến việc dịch thuật không dễ dàng”.

Là học giả nghiên cứu văn học hiện đại và đương đại Việt Nam, Hạ Lộ mong trong thời gian tới sẽ dịch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc hơn nữa, góp phần vào giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung-Việt.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập