Kiều Quân

Bình luận: Rốt cuộc là ai “uy hiếp kinh tế”

14-01-2022 08:50:47(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Bình luận: Rốt cuộc là ai “uy hiếp kinh tế”_fororder_A-0000196

Thời gian qua, “uy hiếp kinh tế” trở thành công cụ mới chống Trung Quốc của một số chính khách Mỹ và phương Tây. Cho rằng, Trung Quốc lấy vật tư phòng chống dịch bệnh để “uy hiếp ngoại giao”, coi quan hệ Trung Quốc – Ô-xtây-li-a xấu đi là bởi Trung Quốc thi hành “uy hiếp kinh tế” đối với Ô-xtrây-li-a, bôi nhọ Trung Quốc “trừng phạt kinh tế” đối với Lít-va, thậm chí đổ lỗi cho hậu quả của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu là do Trung Quốc, cho rằng cần chung sức ứng phó vấn đề “uy hiếp kinh tế” đến từ Trung Quốc. Song, Trung Quốc không phải động một tí là bắt nạt và trừng phạt nước khác, không vươn tay can thiệp vào nước khác, không vô cớ chèn ép doanh nghiệp nước khác, Vậy thì thuyết “uy hiếp” đến từ đâu?

Bình luận: Rốt cuộc là ai “uy hiếp kinh tế”_fororder_A-0000197

Việt Nam không thể quên vào tháng 11/2020, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O'Brien trong thời gian thăm Việt Nam đe doạ rằng, nếu Việt Nam muốn thay đổi chính sách thuế quan của Mỹ đối với Việt Nam thì cần phải “kiểm soát thặng dư thương mại của Việt Nam đối với Mỹ”. Tháng 12/2020, Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách “nước thao túng tiền tệ”, hòng cưỡng bức Việt Nam “chọn bên” giữa Mỹ và Trung Quốc.

Không nghi ngờ gì, cho dù là trong lịch sử hay là hiện tại, Mỹ giỏi nhất về uy hiếp kinh tế. Trong thời gian dài, Mỹ áp đặt các lệnh “trừng phạt kinh tế” đối với các nước Cu-ba, Triều Tiên, I-ran, Vê-nê-xu-ê-la, Áp-ga-ni-xtan, v.v, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo của những nước này.

Mỹ lạm dụng cái cớ an ninh quốc gia tùy ý chèn ép các doanh nghiệp khoa học công nghệ cao của nước khác, cho dù đó là Hãng Airbus của châu Âu, Alstom của Pháp, Siemens của Đức, Toshiba và Toyota của Nhật, hay là nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ cao của Trung Quốc như Huawei đều bị Mỹ chèn ép.

Bình luận: Rốt cuộc là ai “uy hiếp kinh tế”_fororder_A-0000198

Trên vấn đề lập trường của Tân Cương, Mỹ cưỡng bức các công ty đa quốc gia như Tesla, Uniqlo, Walmart, v.v, chọn bên, thể hiện lòng “trung thành” với Mỹ, cách làm này thậm chí đã đến mức uy hiếp chính trị, hoàn toàn trái với quy tắc thị trường và đạo đức kinh doanh. 

Mới đây, Mỹ lại vung cây gậy “uy hiếp kinh tế” đến Thế vận hội Ô-lim-pích mùa đông Bắc Kinh, yêu cầu 5 công ty Coca-Cola, Visa, Airbnb, Intel và P&G rút tài trợ cho Thế vận hội Ô-lim-pích mùa đông Bắc Kinh. Việc làm này không những vi phạm nghiêm trọng tinh thần của Hiến chương Ô-lim-pích, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích của vận động viên các nước và sự nghiệp Ô-lim-pích quốc tế.

Những ví dụ về “uy hiếp kinh tế” của Mỹ kể không hết. Bộ Tài chính Mỹ tháng trước công bố “Báo cáo đánh giá trừng phạt năm 2021” cho thấy, trong 20 năm sau vụ “11/9”, Mỹ áp đặt trừng phạt kinh tế và tài chính đối với nước khác tăng đột biến, số đối tượng bị trừng phạt đã từ con số 912 của năm 2000 tăng lên hơn 9.400 của hiện tại. Bên cạnh đó, số cơ quan thực thi trừng phạt của Mỹ cũng từ 69 tăng lên tới 176.  

Bình luận: Rốt cuộc là ai “uy hiếp kinh tế”_fororder_A-0000199

Mỹ có vết nhơ rành rành, nhưng lại bôi nhọ Trung Quốc “uy hiếp kinh tế”. Cái gọi là thuyết “uy hiếp kinh tế” của Trung Quốc do Mỹ và các nước phương Tây rắp tâm bịa đặt chẳng qua chỉ là bình mới rượu cũ, mục đích vẫn là kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. 

Thực ra, kể từ khi bùng phát đại dịch, là nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã trở thành trung tâm và nền tảng ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu, mang lại niềm hy vọng cho hợp tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu và sự phục hồi kinh tế thế giới. Cái gọi là thuyết “uy hiếp kinh tế” của Mỹ và các nước phương Tây chưa đánh đã bại trước sự thật. Tâm trạng của Mỹ đã bị phá vỡ, không thể trách Trung Quốc, Trung Quốc chưa bao giờ là mối đe doạ.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập