La Thành

#Bìnhluận Truyền thông Mỹ và các nước phương Tây đưa tin theo kiểu “Sói tới rồi” gây phương hại nghiêm trọng uy tín của truyền thông

12-01-2022 08:51:47(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Truyền thông Mỹ và các nước phương Tây đưa tin theo kiểu “Sói tới rồi” gây phương hại nghiêm trọng uy tín của truyền thông_fororder_baod20220112b

Cuộc bạo loạn nổ ra vào đầu năm ở Ca-dắc-xtan đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới, việc một số phương tiện truyền thông Mỹ và phương Tây đưa tin thất thiệt về sự kiện này cũng thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài. Hãng tin CNN đã đưa tin với nhan đề “Nhà lãnh đạo Ca-dắc-xtan ra lệnh ‘giết người không báo trước’, đường phố tràn đầy thi thể”, khiến mọi người một lần nữa nghi ngờ độ tin cậy của hãng truyền thông này.

Truyền thông Mỹ và các nước phương Tây đưa tin theo kiểu “Sói tới rồi” gây phương hại nghiêm trọng uy tín của truyền thông_fororder_baod20220112c

Bà Aizhan Nurgazinova, phóng viên thường trú Ca-dắc-xtan của Hãng thông tấn Sputnik, Nga cho biết, những người biểu tình hòa bình và người gây rối loạn là hai nhóm người hoàn toàn khác nhau, yều cầu của người biểu tình đã được Chính phủ đáp ứng, họ chỉ tập trung trò chuyện, ăn cơm, ca hát tại các cuộc biểu tình, còn nhóm người kia  thậm chí không nói tiếng Ca-dắc-xtan trong suốt thời gian diễn ra cuộc biểu tình đập phá và cướp bóc.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên truyền thông Mỹ và phương Tây đánh lạc hướng công chúng khi đưa tin về các sự kiện tương tự. Cuối tháng 8 năm ngoái, sau khi Mỹ rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan, phần lớn cơ quan truyền thông phương Tây đã sớm rời khỏi nước này. Nhưng điều này hầu như không ảnh hưởng đến việc các phương tiện truyền thông Mỹ và phương Tây bịa đặt tin đồn và bóp méo sự thật. Sau khi Ta-li-ban tiến vào Ca-bun, truyền thông phương Tây đã ra sức thổi phồng về “cuộc tắm máu” tại Ca-bun và bắt đầu đưa tin “sau khi Ta-li-ban tiến vào Ca-bun đã xảy ra các vụ tấn công”.

Truyền thông Mỹ và các nước phương Tây đưa tin theo kiểu “Sói tới rồi” gây phương hại nghiêm trọng uy tín của truyền thông_fororder_baod20220112

Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia Mỹ (NPR) cho biết, “Ca-bun đâu đâu đều có tiếng súng”. Đài Truyền hình FOX đưa tin, sau khi vào thành phố, Ta-li-ban đi từng nhà để tìm những người Áp-ga-ni-xtan từng  hợp tác với quân đội Mỹ. Nhưng Đài Truyền hình ATN, Ca-bun đã phỏng vấn những người dân địa phương, họ cho biết, gia đình họ và hàng xóm không hề bị Ta-li-ban vào nhà kiểm tra.

Truyền thông Mỹ và các nước phương Tây đưa tin theo kiểu “Sói tới rồi” gây phương hại nghiêm trọng uy tín của truyền thông_fororder_baod20220112a

Trái ngược hoàn toàn, một loạt video về cuộc sống hàng ngày trên các đường phố Ca-bun do cộng tác viên của Đài Phát thanh-Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) ghi lại được truyền bá rộng khắp. Trong những đoạn phim này, có cả trẻ em theo bố mẹ đi chợ mua hàng, có hộ kinh doanh bánh nang, cũng có giáo sư trường đại học, họ cơ bản đều đang tiếp tục cuộc sống bình thường. Những đoạn phim  này đều do cộng tác viên của CMG quay ở các đường phố Ca-bun, đối tượng phỏng vấn cũng chọn ngẫu nhiên, chính các cộng tác viên đã cho thế giới nhìn thấy Áp-ga-ni-xtan thật sự qua ống kính của họ, vén bức màn đen về việc lạm dụng vũ lực, xem mạng người như cỏ rác của một số quốc gia, trở thành nguồn tin quan trọng cho các phương tiện truyền thông trên thế giới.

Từ chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh I-rắc, từ cái gọi là “nhân quyền” Tân Cương đến “nhân quyền” Hồng Công, các phương tiện truyền thông phương Tây luôn đánh lạc hướng công chúng bằng cái gọi là “sự thật”. Mọi người đều biết câu chuyện “Sói tới rồi” trong “Truyện Ngụ ngôn Aesop”, dựa trên sự thật, đây là tiêu chuẩn cơ bản của người làm truyền thông toàn cầu. Lời nói dối và bóp méo không thể che giấu sự thật, tiếp tục đưa tin giả dối và thất thiệt, sẽ khiến uy tín của chính cơ quan truyền thông đó bị tổn hại và xói mòn.

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập