Kiều Quân

Bình luận: Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc đã đe doạ ai?

09-01-2022 15:11:46(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Bìnhluận: Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc đã đe doạ ai?_fororder_A-0000185.JPG

Tập đoàn Âu Á (Eurasia), cơ quan tham vấn của Mỹ mới đây ra báo cáo, coi chính sách “Không Covid” của Trung Quốc là mối đe doạ lớn nhất đối với toàn cầu trong năm 2022, cho rằng chính sách này sẽ khiến dịch Covid-19 bùng phát với quy mô lớn hơn, làm gia tăng khủng hoảng chuỗi cung ứng và sức ép lạm phát trên toàn cầu, khiến kinh tế thế giới lâm vào cảnh hỗn loạn. Một chính sách nhằm chiến thắng dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ và an toàn tính mạng của nhân dân ruốt cuộc đã đe doạ ai?

Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc không phải là “không ai bị nhiễm”, mà là trong giai đoạn phòng chống dịch bình thường hoá cố gắng phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, cách ly sớm, điều trị sớm, kiên quyết phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Dưới sự chỉ đạo của chính sách này, Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quảdịch bệnh  lác đác xảy ra tại nhiều nơi ở Trung Quốc, cuộc sống và công việc sản xuất của người dân diễn ra bình thường. Chính sách “Không Covid” đã cân bằng khá tốt mối quan hệ giữa phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội, thu được hiệu quả tốt nhất với chi phí thấp nhất, bảo đảm sức khoẻ và tính mạng của người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội. 

Bìnhluận: Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc đã đe doạ ai?_fororder_A-0000186

Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc còn cho phép Trung Quốc giang tay giúp đỡ  cộng đồng quốc tế, cung cấp các sản phẩm như vật tư phòng chống dịch bệnh, nguyên liệu thuốc, nhu yếu phẩm, v.v, Tính đến cuối năm 2021, Trung Quốc đã cung cấp 2 tỷ liều vắc-xin ngừa Covid-19 cho thế giới, là nước cung cấp vắc-xin nhiều nhất cho thế giới, đã ủng hộ mạnh mẽ công tác phòng chống dịch bệnh của các nước liên quan. 

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng là thị trường tiêu dùng tiềm năng nhất thế giới. Kể từ khi đại dịch bùng phát, trong khi thế giới trải qua hết làn sóng COVID-19 này đến làn sóng khác, đi lại của người dân bị hạn chế, chính chính sách  “Không Covid” mà Trung Quốc nỗ lực hết sức này đã giúp duy trì sự vận hành của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu, không những bảo đảm chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu không bị gián đoạn, mà còn cung cấp thị trường xuất khẩu và triển vọng tăng trưởng ổn định nhất cho các nền kinh tế chịu sự tác động của đại dịch trên toàn cầu.  

Trong ba quý đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc tăng 29,2%. Cũng trong ba quý đầu năm ngoái, tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng nhập khẩu toàn cầu đạt 14,1%. Cùng với việc RCEP chính thức có hiệu lực, sản phẩm của các nước như: Việt Nam, Phi-li-pin, Thái Lan, Mai-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, v.v, sẽ thâm nhập thị trường Trung Quốc tiện lợi hơn, cùng chia sẻ lợi tức phát triển của Trung Quốc.

Bìnhluận: Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc đã đe doạ ai?_fororder_A-0000190

Ông Ignacio Martinez, nhà nghiên cứu tại Trung tâm quan hệ quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Mê-hi-cô cho biết, đảm bảo sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng là nền tảng quan trọng duy trì sự vận hành thông suốt của kinh tế, Trung Quốc đã phát huy vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Bìnhluận: Chính sách “Không Covid” của Trung Quốc đã đe doạ ai?_fororder_A-0000192

Trái lại, vì chính sách phòng chống dịch bệnh tiêu cực, Mỹ đã có gần 60 triệu người bị nhiễm bệnh, hơn 800 nghìn người tử vong, số ca mắc COVID-19 mới kỷ lục trong ngày vượt quá 1 triệu, trở thành “tâm dịch” của thế giới. Vì dịch bệnh nghiêm trọng, khủng hoảng chuỗi cung ứng trong nước Mỹ ngày càng nghiêm trọng, tàu hàng ngừng hoạt động, công-ten-nơ chất đống như núi tại các bến cảng, giá để hàng trong các siêu thị trống rỗng ... Để cứu vãn nền kinh tế nước mình bị trượt dốc bởi dịch bệnh, Mỹ đã lợi dụng bá quyền của đồng đô la Mỹ “in tiền một cách điên cuồng”, khiến đồng đô la Mỹ tràn lan, lạm phát trên toàn cầu tăng vọt. Những điều này mới là rủi ro lớn nhất của thế giới.  

Nếu chính sách “Không Covid” của Trung Quốc có rủi ro, đó chính là mối đe doạ đối với những Chính phủ thiếu trách nhiệm đối với sức khoẻ và tính mạng của người dân, là nguy cơ đối với những nước thiếu tinh thần trách nhiệm đoàn kết phòng chống dịch bệnh trên toàn cầu.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập