Bình luận: Tượng khổng tử chạm khắc trên lanh tô của toà nhà Toà án tối cao Mỹ còn cần giữ lại không?

2022-10-13 08:37:13(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Bạn có biết trên lanh tô của toà nhà Toà án tối cao Mỹ từ trái sang phải có chạm khắc tượng  Khổng Tử, người đại diện văn hoá Trung Quốc; Moses, người sáng lập Do Thái giáo; Solon, người đại diện cho nền văn minh Hy Lạp, ngụ ý Mỹ tham khảo và học hỏi các nền văn minh khác, thể hiện tinh thần đa nguyên, mở cửa và bao trùm của Mỹ. Nhưng Mỹ hiện nay lại làm những việc hoàn toàn trái ngược trên bình diện quốc tế, đi ngược với tinh thần mà Mỹ từng tôn vinh. 

Một là hành động chủ nghĩa đơn phương ngày càng nghiêm trọng. Chính phủ tiền nhiệm của Mỹ thực thi chủ nghĩa đơn phương dưới chiêu bài “nước Mỹ trên hết”, đặt luật pháp trong nước lên trên luật pháp quốc tế, chèn ép nước khác bằng thủ đoạn đơn phương, coi thường quy tắc đa phương và hệ thống thương mại đa phương, tùy ý phá hoại chủ nghĩa đa phương và  quản trị toàn cầu; Chính phủ đương nhiệm của Mỹ tuy nói rằng “trở lại chủ nghĩa đa phương”, hô hào “quy tắc” và “trật tự”, nhưng xét việc Mỹ thành lập những nhóm bài trừ nước khác như Nhóm Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Ấn Độ-Ô-xtrây-li-a, nhóm AUKUS gồm Mỹ, Anh và Ô-xtrây-li-a, v,v, vẫn là mượn danh nghĩa “chủ nghĩa đa phương” thực thi chủ nghĩa đơn phương; Mỹ còn mưu toan thúc ép các nước ASEAN  chọn bên trong địa chính trị, phối hợp với “Chiến lược Ấn Độ Dương– Thái Bình Dương” của Mỹ với cái gọi là “hợp tác đa phương”, lôi kéo ASEAN vào vũng lầy đối đầu nhóm và chính trị. Những hành động này của Mỹ đã gây ra thách thức và đe doạ tới sự phát triển của chủ nghĩa đa phương trên phạm vi toàn cầu.

Hai là, Mỹ hiện nay ngày càng bế quan toả cảng. “Báo cáo mở cửa thế giới năm 2021” cho thấy, trình độ mở cửa của Mỹ đã từ vị trí số 1 của thế giới của năm 2008 tụt xuống vị trí thứ 22 của năm 2019. Những năm gần đây, Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia, xây dựng "bức tường cách ly” ngày càng cao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giao lưu nhân tài, v,v, Mỹ lần lượt rút khỏi Thoả thuận hạt nhân I-ran, Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu, tổ chức UNESCO và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, v,v, còn thúc đẩy chiến lược cạnh tranh khoa học công nghệ với đặc điểm chính là “tách rời” khỏi Trung Quốc, áp dụng một loạt biện pháp hạn chế đối với việc giao lưu và hợp tác khoa học công nghệ Trung-Mỹ, thậm chí đưa ra “Chương trình hành động Trung Quốc”, phán đoán có tội đối với các nhà khoa học gốc Hoa, mưu toan cản trở sự qua lại hai chiều giữa hai nước trong các lĩnh vực kiến thức, công nghệ, dữ liệu, vốn, nhân tài, v,v,. 

Ba là, Mỹ thiếu tấm lòng bao trùm đối với sự phát triển của nước khác. Một khi phát hiện nước nào đe doạ tới vị trí bá quyền của mình, Mỹ sẽ không giấu giếm can thiệp thậm chí làm gián đoạn tiến trình phát triển của nước đó, các nước Nhật, Đức và Bra-xin đều từng bị Mỹ cản trở và khiến sức cạnh tranh bị yếu đi. Hiện nay, Mỹ lại coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình, chèn ép Trung Quốc đa phương hoá, đa dạng hoá trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, ngoại giao, an ninh quốc gia, v,v,. Là bá chủ của thế giới, Mỹ chỉ cho phép nước mình phát triển, không cho phép nước khác tiến bộ. 

Ông Lâm Tắc Từ từng tiêu hủy thuốc phiện tại Hổ Môn, Quảng Đông năm xưa từng nói: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”. Có nghĩa là biển rộng có thể chứa nước của hàng trăm con sông, có thể  chứa nên mới thành ra to lớn. Ý là lòng người phải bao la rộng lớn, khoan dung độ lượng. Tin rằng khi toà nhà Toà án tối cao khi khánh thành, Mỹ đã hiểu được đạo lý này, nếu không sẽ không chạm khắc tượng của Khổng Tử trên lanh tô của toà nhà. Trong khi các nước này càng cần hình thành cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại, thế giới cần tinh thần đa nguyên, mở cửa và bao trùm, chứ không phải là Mỹ đi ngược với trào lưu thời đại. Nếu Mỹ không thể xoay chuyển tư duy của mình, liệu những tượng chạm khắc trên lanh tô toà nhà Toà án tối cao Mỹ còn cần giữ lại không? 

Biên tập viên:Vũ Minh