Bìnhluận:Chống khủng bố kiểu Mỹ tự biến mình thành bộ mặt chán ghét nhất

2022-09-16 08:49:27(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Năm 2001, khi phát động cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan, Tổng thống Mỹ lúc đó là Bu-sơ tuyên bố: “Cuộc chiến chống khủng bố của chúng ta sẽ không bao giờ kết thúc cho đến khi mọi tổ chức khủng bố trên thế giới bị phát hiện, ngăn chặn và đánh bại.” Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã mang đến tổn hại to lớn cho người dân Mỹ, khiến thế giới một lần nữa ý thức được sự cần thiết phải chống lại khủng bố, quân đội Mỹ đã nghiễm nhiên mở màn cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.

Tuy nhiên, điều mỉa mai là cộng đồng quốc tế đã chứng kiến ông Bu-sơ và một số Tổng thống Mỹ tiếp theo kết thúc nhiệm kỳ, nhưng vẫn đang mong chờ hồi kết của cuộc chiến chống khủng bố. Thậm chí khi quân đội Mỹ rút khỏi Áp-ga-ni-xtan từ sân bay Ca-bun, họ vẫn bị nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) tấn công.

Truy sát Bin La-đen, xử tử Xa-đam Hút-xen, lật đổ chính quyền Ca-đa-phi, Mỹ phát động hàng loạt cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực Trung Đông như I-rắc, Xy-ri, Áp-ga-ni-xtan v.v. Sau 20 năm chống khủng bố, cuộc chiến của Mỹ ở I-rắc lại sinh ra nhóm “Nhà nước Hồi giáo”, tổ chức đẫm máu hơn cả nhóm An-kê-đa, số lượng các tổ chức khủng bố ở Áp-ga-ni-xtan đã tăng từ một con số lên hơn 20. “Ngoại trừ việc tiêu diệt mấy thủ lĩnh khủng bố và cá biệt làm suy yếu một số tổ chức cực đoan, cuộc chiến của Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan dường như không có kết quả.” Cựu Ngoại trưởng Đức Phít-chơ (Fischer) từng bình luận về hành động của Mỹ ở Áp-ga-ni-xtan.

Vì sao hoạt động chống khủng bố của Mỹ ở Trung Đông không cho thấy hiệu quả, Mỹ “hỗ trợ phần tử khủng bố” và “sử dụng chủ nghĩa khủng bố” là một trong những nguyên nhân rất quan trọng. Năm 2019, Ngoại trưởng Xy-ri al-Muallim từng cho biết, Mỹ rất thích sử dụng nhóm Nhà nước Hồi giáo để đẩy mạnh chính sách chống Xy-ri của mình, đôi khi còn hỗ trợ nhóm khủng bố này. Theo thống kê của Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga, một số tiền mà Mỹ thu được từ đánh cắp dầu mỏ ở Đông Bắc Xy-ri đã được sử dụng để hỗ trợ lực lượng vũ trang người Cuốc (Kurd) ở Xy-ri, giúp họ chống lại lực lượng Chính phủ Xy-ri. Vào giữa tháng 5 năm nay, dưới sự can dự của cơ quan tình báo Mỹ, khoảng 60 phần tử khủng bố nhóm “Nhà nước Hồi giáo” ở độ tuổi 20 đã được điều đến U-crai-na để tham gia chiến đấu với cái gọi là “lính đánh thuê nước ngoài”.

Hoạt động chống khủng bố của Mỹ không những không thể giải quyết vấn đề khủng bố ở Trung Đông, mà còn dẫn đến chủ nghĩa khủng bố sinh sôi ở Mỹ và các nước phương Tây. Trong cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na, cách thức Mỹ viện trợ vũ khí chỉ lo gửi mà không cần biết nó đi đến đâu đã vấp phải hoài nghi. Hãng tin CNN của Mỹ cho rằng, một số vũ khí rất có khả năng đã rơi vào tay những kẻ tội phạm, mang đến rủi ro lớn đối với an ninh khu vực. Các quan chức cấp cao của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế và Cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu cho biết, vũ khí mà Mỹ và các nước phương Tây viện trợ U-crai-na sẽ chuyển đến châu Âu hoặc các nước khác, một số có thể rơi vào tay những phần tử khủng bố. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Medvedev cho biết, trên thực tế Mỹ đã một lần nữa trở thành “nhà tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.

Hiện tượng Mỹ đang bị phản đòn bởi “hỗ trợ khủng bố” bắt đầu xuất hiện, vấn đề khủng bố đã “sinh ra và lớn lên” trên đất Mỹ. Sau “rối loạn trên đồi Capitol” vào năm ngoái, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Mayorkas đã gọi chủ nghĩa cực đoan bạo lực địa phương là “mối đe dọa lớn nhất liên quan đến khủng bố” đối với Mỹ. Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray thừa nhận, các vụ khủng bố xảy ra ở Mỹ do FBI xử lý đã tăng gấp đôi kể từ mùa xuân năm 2020. Theo báo cáo của Quỹ nước Mỹ mới, cơ quan tham vấn của Mỹ, hơn 80% các vụ tấn công “khủng bố trong nước” ở Mỹ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 là do công dân hoặc cư dân thường trú ở Mỹ thực hiện. Từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đến tháng 5 năm 2022, số nạn nhân thiệt mạng do các cuộc tấn công cực hữu tại Mỹ đã nhiều hơn so với các cuộc tấn công thánh chiến.

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã đem đến những ký ức và bóng đen đau thương cho người dân Mỹ, nhưng 21 năm qua, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ với danh nghĩa tiêu diệt khủng bố đã rơi vào vòng luẩn quẩn ác tính là càng chống thì lại càng nhiều khủng bố. Cuộc chiến chống khủng bố kiểu Mỹ cuối cùng đã biến nước Mỹ thành bộ mặt mà người Mỹ chán ghét nhất.

Biên tập viên:La Thành