“Dân chủ kiểu Mỹ” chấm mút đến đâu thì xơ xác tiêu điều đến đó

2022-09-02 11:03:40(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Ngày 29/8 của một năm trước, một ngày trước khi hoàn toàn rút khỏi Áp-ga-ni-xtan, quân đội Mỹ phát động cuộc không kích Áp-ga-ni-xtan với lý do tấn công tổ chức cực đoan, làm 10 dân thường thiệt mạng, trong đó bao gồm 7 trẻ em, trẻ em nhỏ nhất chỉ có hai tuổi.

Cùng một ngày của một năm sau, tại Thủ đô Bát-đa, I-rắc bùng phát cuộc xung đột nghiêm trọng, làm ít nhất 30 người chết, hàng trăm người bị thương. Cả “vùng xanh” được Mỹ bảo vệ trọng điểm cũng bị rốc-két tấn công. Tờ “Thời báo Niu Oóc” Mỹ cho biết, cuộc xung đột này có thể đánh dấu I-rắc bắt đầu bước sang giai đoạn nguy hiểm hơn.

Từ Áp-ga-ni-xtan đến I-rắc, sự thật đau đớn của hai phiên bản dân chủ mà Mỹ mưu toan gây dựng bằng đạn pháo này chứng tỏ: “Dân chủ kiểu Mỹ” chấm mút đến nơi đâu thì nơi đó lâm vào bấp bênh và xung đột, có người gặp nạn vô tội và một số đông người tị nạn không nơi nương thân.

Năm 2003, Mỹ phát động cuộc chiến I-rắc với cớ một lọ bột giặt và cưỡng bức thúc đẩy “dân chủ kiểu Mỹ” sau cuộc chiến. Sau gần 20 năm thực tiễn, cái gọi là “cải tạo dân chủ” khiến I-rắc xơ xác tiêu điều.

Về mặt chính trị, I-rắc rơi vào cảnh rạn nứt chính trị, các phe phái chính trị khó đi đến hòa giải.

Về mặt kinh tế, chiến tranh và các cuộc xung đột gây thiệt hại kinh tế khó đánh giá được cho I-rắc. Số liệu cho thấy, GDP bình quân đầu người của I-rắc năm 1990 là 10.356 USD, nhưng đến năm 2020 chỉ có 4.157 USD.

Về mặt an ninh, từ năm 2003 đến năm 2021, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 3.400 vụ tấn công khủng bố, mỗi vụ tấn công trung bình làm 4 dân thường vô tội thiệt mạng.

Chuyên gia I-rắc về vấn đề chiến lược A-mét Xa-ríp nêu rõ, mục đích xâm nhập I-rắc của Mỹ không phải giúp I-rắc thực hiện dân chủ như Mỹ đã nói, mà là nhằm tăng cường quyền chủ đạo của Mỹ tại Trung Đông.

Biên tập viên:Kiều Quân