“Bánh vẽ chip lớn” do Mỹ vẽ không thể khiến bản thân nước Mỹ đỡ đói lòng

2022-08-12 10:58:30(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Về “Đạo luật Chip và Khoa học” mà Tổng thống Mỹ Bai-đơn đã ký, dư luận Mỹ mới đây đồng loạt bày tỏ sự không lạc quan. Tờ “Thời báo Niu Oóc” viết, đạo luật nghe có vẻ đầy tham vọng, nhưng e rằng rất khó cho hiệu quả trong rất nhiều năm. “Báo Bưu điện Oa-xinh-tơn” đăng bài viết của Phó Giáo sư Đại học In-đi-a-na Đan-dơ-man (Danzman), nghi ngờ “Đạo luật chip” là “sự đần độn đắt giá” hay chất xúc tích sáng tạo hiệu quả.

Đạo luật dài tới hàng nghìn trang này vì sao lại bị nghi ngờ rộng rãi? Bởi vì từ nội dung đến mục đích đều không đơn thuần. Theo đạo luật này, Mỹ đã vẽ một chiếc “bánh lớn” với tổng kim ngạch khoảng 280 tỷ USD, thu hút các doanh nghiệp xây dựng nhà máy tại Mỹ, thúc đẩy ngành chế tạo chip tiên tiến hội tụ về Mỹ, bảo vệ bá quyền khoa học - công nghệ của nước này.

Số liệu trong ngành cho thấy, năm 1990, Mỹ chiếm 37% thị phần trong ngành chế tạo chất bán dẫn toàn cầu, đến năm 2020, con số này giảm xuống còn 12%.

Bên ngoài còn chú ý đến, đạo luật này đồng thời quy định những doanh nghiệp được Mỹ trợ cấp không được tiến hành bất cứ “vụ giao dịch quan trọng” nào và đầu tư vào chip công nghệ tiên tiến tại Trung Quốc hoặc các nước khác “khiến Mỹ lo ngại” trong vòng 10 năm. Lấy đạo luật ức hiếp các doanh nghiệp chip lựa chọn đứng về một bên, mục đích là nhằm gây cản trở cho sự phát triển của ngành chất bán dẫn các nước, trong đó có Trung Quốc, tăng cường vị thế ưu thế của Mỹ trong ngành chế tạo chip. Đây cũng là nguyên nhân sâu hơn vì sao Mỹ ban hành đạo luật này.

Các cơ quan như Công ty Tư vấn Bô-xtơn ước tính, Oa-xinh-tơn có thể gây rắc rối cho Trung Quốc trong thời gian ngắn nếu áp dụng chính sách “tách rời kỹ thuật cứng” với Trung Quốc, tuy nhiên, các doanh nghiệp chất bán dẫn Mỹ bị thiệt hại lớn hơn, dự kiến sẽ mất 18% thị phần toàn cầu và 37% nguồn thu, và giảm 15 nghìn đến 40 nghìn cương vị, việc làm kỹ năng cao.

Biên tập viên:Kiều Quân