“Lớp học Thiên Cung” thổi bùng giấc mơ vũ trụ trong lòng của bạn nhỏ Việt Nam

2022-07-25 08:00:06(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

      Mới đây, ba tác phẩm của một bạn nhỏ Việt Nam xuất hiện tại hoạt động“Vũ trụ của chúng ta---Thanh thiếu niên trong và ngoài nước cùng vẽ tranh giấc mơ vũ trụ”do Đài Phát thanh-Truyền hình Trung ương Trung Quốc và Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cùng phối hợp tổ chức. Trái đất xanh thẳm, tên lửa hùng hảo, vũ trụ bao la vô tận,v.v. Em Vũ Thị Châu Giang đến từ Việt Nam, bằng những mảng màu đa sắc đã thỏa sức trí tưởng tượng, vẽ lên giấc mơ vũ trụ muôn hình vạn trạng, thể hiện cảm xúc về giấc mơ vũ trụ dưới cây bút vẽ của mình.

   “Bức tranh thứ nhất mang tên "Chúng ta sẽ tiến lên", bức tranh thứ hai mang tên "Giấc mơ của em", bức tranh thứ ba mang tên "Bảo vệ trái đất", cháu mong ước trong tương lai sẽ được du lịch không gian, để trải nghiệm cuộc sống trong vũ trụ, như những chú chim”.

     Vũ Thị Châu Giang năm nay 10 tuổi, là một em bé Việt Nam đang học lớp 4 trường quốc tế Phương Thảo Địa thành phố Bắc Kinh. Ngày 9/12/2021,cháu Vũ Thị Châu Giang cùng các bạn Trung Quốc cùng nghe tiết “vật lý” thú vị: ba thầy cô Trác Chí Cương, Vương Á Bình, Diệp Quang Phú giảng bài “lớp học Thiên Cung” trên trạm không gian Trung Quốc cách trái đất hơn 300 km. Trong bài giảng khoảng 60 phút, ba phi hành gia đã trình diễn 6 thử nghiệm khoa học vũ trụ như quay người trong không gian,  và triệt tiêu trạng thái lơ lửng,v.v.. những bạn nhỏ dưới trái đất đã cảm nhận được sự thần kỳ và tuyệt diệu của vũ trụ bằng đôi mắt, đôi tai, cũng như tâm hồn và trí tuệ của “giáo viên vũ trụ”. Bài giảng hấp dẫn này đã mở ra giấc mơ vũ trụ trong lòng của  Vũ Thị Châu Giang mong muốn khám phá vũ trụ bao la.

    “Sau khi nghe"lớp học Thiên Cung", cháu hiểu được trạng thái không trọng lượng là như thế nào, hoá ra hiện tượng vật lý trong cuộc sống thú vị biết bao”.

    “Lớp học Thiên Cung" bắt đầu từ ngày 20/6/2013. Dưới sự phối hợp của phi hành gia Nhiếp Hải Thắng và Trương Hiểu Quang, thành viên trong nhóm Thần Châu 10, phi hành gia Vương Á Bình trên phòng thí nghiệm trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đã lần đầu tiên lên lớp giảng bài về vũ trụ, thể hiện hiện tượng vật lý độc đáo trong môi trường không trọng lượng cho hơn 60 triệu học sinh trung học và tiểu học, đồng thời giao lưu trực tiếp với các bạn nhỏ. Hiện nay,“lớp học Thiên Cung”hầu như đã thành“chương trình cố định”trong mỗi lần thực hiện sứ mệnh bay vào vũ trụ của Trung Quốc, chương trình này cũng ngày càng thu hút nhiều người quan tâm, trưng cầu ý kiến rộng rãi về nội dung bài giảng“lớp học Thiên Cung” của các giới trong xã hội. Cháu Vũ Thị Châu Giang và các bạn cũng đặt câu hỏi thắc mắc của mình với các phi hành gia Trung Quốc.

  “Cháu có một câu hỏi xin hỏi ba cô chú phi hành gia Trung Quốc, cháu được biết là 3 phi hành gia tài giỏi của Trung Quốc sẽ ở trên quỹ đạo 6 tháng. Cháu muốn biết cuộc sống của ba cô chú khi ở trên trạm vũ trụ như thế nào? Việc ăn uống, ngủ, nghỉ có gì khác so với ở nhà? Công việc hàng ngày của cô chú phải làm như thế nào ạ?”.

      Ngày 24 tháng 7 năm 2022, mô-đun thí nghiệm Vấn Thiên---mô-đun chứa người dài nhất trên thế giới đã phóng lên trạm vũ trụ Trung Quốc. Đường trục mô-đun thí nghiệm Vấn Thiên dài 17,9 mét, tương đương toà lầu 6 tầng, vượt bất cứ khoang nào trên trạm không gian quốc tế. “Lớp học Thiên Cung” lúc đó sẽ có lớp học mới. “Lớp học Thiên Cung” đã trở thành thương hiệu nổi tiếng phổ biến tri thức khoa học của Trung Quốc, khơi gợi sự nhiệt tình của đông đảo người dân các nước trên thế giới, nhất là các bạn nhỏ thanh thiếu niên tìm hiểu quy luật khoa học và huyền bí trên vũ trụ.

  "Cháu mong ước trong tương lai sẽ thành một phi hành gia trên vũ trụ. Ở Việt Nam, có ông Phạm Tuân được biết đến như là một phi hành gia Việt Nam đầu tiên được bay lên vũ trũ. Cháu rất ngưỡng mộ ông! Cháu mong có ngày càng nhiều quốc gia chinh phục được vũ trụ để khám phá những điều kỳ diệu của không gian".

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa