Giáo viên Thái Lan Kim Nhã Lệ: Trung Quốc có được cuộc sống tốt đẹp ngày nay không phải là chuyện dễ dàng

2022-06-16 10:07:22(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

“Chào mọi người, tôi tên là Kim Nhã Lệ, đến từ Udon Thani, Thái Lan, tôi đã ở Trung Quốc được 13 năm. Tôi là giáo viên đại học, dạy tiếng Thái Lan”.

Vì nói tiếng Trung trôi chảy, lưu loát như người Nam Ninh, không ai nghĩ đến Kim Nhã Lệ là một người Thái Lan. Kim Nhã Lệ đến từ tỉnh Udon, miền đông bắc Thái Lan, hiện là một giáo viên dạy tiếng Thái Lan tại Học viện Ngoại ngữ, trường Đại học Quảng Tây. Khi nhớ lại buổi đầu trên bục giảng trước sinh viên Trung Quốc, Kim Nhã Lệ còn hơi thẹn thùng.

Kim Nhã Lệ nói: “Lúc tôi vừa đến trường làm giáo viên, các bạn sinh viên chỉ ít hơn tôi 1-2 tuổi, hồi đó tôi chẳng biết nói tiếng Trung. Sau đó, tôi coi các em như bạn bè, trong giờ lên lớp, các em rất tôn trọng tôi”.

Lúc vừa đến Nam Ninh, Kim Nhã Lệ rất ít thấy có người học tiếng Thái Lan, mọi người cũng không hiểu biết mấy về Thái Lan. Nhưng, cùng với các hoạt động giao lưu giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ngày càng gắn bó, Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN mỗi năm đều diễn ra tại Nam Ninh, cộng thêm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực, ngày càng nhiều trái cây, thực phẩm Thái Lan xuất hiện trên thị trường Nam Ninh, nhà hàng Thái Lan cũng rải rác khắp đường phố và nhận được sự yêu thích của người dân địa phương.

Kim Nhã Lệ nói: “Nhất là sầu riêng hiện rất được hoan nghênh, không ai không biết đến sầu riêng Thái Lan, mỗi khi nói đến sầu riêng đều nhớ ngay tới Thái Lan, và nhiều người cho rằng sầu riêng Thái Lan rất ngon. Có lẽ là vì Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN diễn ra tại Quảng Tây, thương gia Thái Lan đến Trung Quốc giới thiệu văn hóa, ẩm thực của Thái Lan, sau khi nếm thử, người dân địa phương thấy cũng ngon”.

Kim Nhã Lệ đã làm việc và sinh sống nhiều năm ở Trung Quốc, chị luôn cố gắng học tiếng Trung, cũng đam mê văn hóa Trung Hoa. Chị yêu thích nhất thơ ca cổ đại Trung Quốc, mỗi khi đọc bài thơ “Tĩnh Dạ Tứ” của nhà thơ đời Đường Lý Bạch thì nghĩ tới quê hương mình.

Kim Nhã Lệ nói: “Đầu giường ánh trăng rọi, mặt đất như phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương. Khi tôi đọc bài thơ này, tôi không chỉ nghĩ tới Trung Quốc. Nhà thơ Trung Quốc Lý Bạch rất giống một nhà thơ Thái Lan, mỗi khi uống rượu thì sáng tác thơ ca”.

Tuy ở đất khách quê người, nhưng vì có người yêu ở bên cạnh, Kim Nhã Lệ không cảm thấy cô đơn, hơn nữa ngày càng hòa nhập vào cuộc sống địa phương. Người chồng của Kim Nhã Lệ là người Quảng Tây, hai người quen nhau từ lúc người chồng du học tại Thái Lan. Sau khi người chống kết thúc du học, Kim Nhã Lệ cùng người chồng đến Nam Ninh chơi. Chuyến thăm Trung Quốc này không những khiến hai người có tình cảm sâu đậm hơn, hơn nữa cũng khiến Kim Nhã Lệ càng yêu Trung Quốc hơn. Hiện tại, gia đình Kim Nhã Lệ định cư ở Nam Ninh, có cuộc sống hạnh phúc, chị cũng cảm nhận sâu sắc những bước phát triển và đổi thay của Trung Quốc.

Kim Nhã Lệ cho rằng, Trung Quốc có được thành tựu ngày nay không phải là chuyện dễ dàng, là thành quả nỗ lực bền bỉ của nhiều thế hệ.

Kim Nhã Lệ nói: “Mỗi lần học môn lịch sử Trung Quốc, tôi luôn rơi nước mắt, tôi cho rằng Trung Quốc rất vĩ đại, có được cuộc sống tốt đẹp ngày nay không phải là chuyện dễ dàng”.

Biên tập viên:Duy Hoa