Bình Luận: Các quan chức ngoại giao Mỹ “rượu vào lời ra” tiết lộ âm mưu đằng sau “quân bài Tân Cương” của Mỹ

2022-06-08 09:02:40(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Rượu vào lời ra (lúc say mới nói lời thật). Tại một buổi tiệc tổ chức vào năm 2021, các quan chức ngoại giao Mỹ đã thẳng thắn tiết lộ sự thật đằng sau việc Mỹ chơi “quân bài Tân Cương”.

Tại một buổi tiệc tổ chức vào năm 2021, khi giải thích với khách mời về nguyên nhân Chính phủ Bai-đơn phải chơi “quân bài Tân Cương”,  Người phụ trách Phòng Kinh tế và Chính trị của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Quảng Châu Sheila Carey và Andrew Chira cho biết, Chính phủ Mỹ mong các thương gia có thể “thông cảm”, việc lợi dụng Tân Cương thổi phồng các vấn đề như cưỡng bức lao động, diệt chủng, xâm phạm nhân quyền v.v. là một cuộc “đọ sức”, cũng là một “thủ đoạn hiệu quả”, mục đích chính là để nhấn chìm hoàn toàn Chính phủ Trung Quốc “trong vũng lầy” .

Các quan chức ngoại giao của Chính phủ Mỹ “thẳng thắn” tiết lộ triệt để mục đích thật sự của mình. Điều này nhìn từ một khía cạnh cho thấy, cách làm Chính phủ Mỹ lợi dụng vấn đề Tân Cương bôi nhọ,chèn ép Trung Quốc không được lòng người, bởi họ buộc phải tiết lộ mục đích thực sự của mình, còn hòng buộc các doanh nghiệp Mỹ “lấy đại cục làm trọng”, phớt lờ sự thật và lợi ích hợp pháp của mình, để phối hợp với Chính phủ Mỹ “gây chuyện”.

Việc Mỹ chơi “quân bài Tân Cương” không được lòng người, là vì hành vi này hoàn toàn là thổi phồng cái gọi là vấn đề nhân quyền Tân Cương. Tân Cương chưa bao giờ tồn tại cưỡng bức lao động. Trong những năm 2018, 2019 trước khi xảy ra dịch COVID-19, Tân Cương đón trung bình hơn 150 nghìn du khách nước ngoài mỗi tháng, mỗi ngày đón 5.000 lượt du khách, không có du khách nước ngoài nào nhìn thấy “cưỡng bức lao động”, càng không có bất cứ hình ảnh hoặc video ghi lại hiện tượng này. Ngược lại, do Trung Quốc bảo đảm quyền việc làm của người lao động, quy mô việc làm ở Tân Cương không ngừng được mở rộng, thu nhập của người dân tăng trưởng ổn định. Từ năm 2014 đến 2019, tổng số người có việc làm ở Tân Cương tăng từ 11,3524 triệu lên 13,3012 triệu; thu nhập khả dụng bình quân đầu người của người dân thành thị tăng từ 23.200 nhân dân tệ lên 34.700 nhân dân tệ, thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân nông thôn tăng từ 8.724 nhân dân tệ lên 13.100 nhân dân tệ.

Việc Mỹ chơi “quân bài Tân Cương” không được lòng người, còn là bởi hành vi này không chỉ phương hại lợi ích của Trung Quốc, mà còn phương hại lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ. “Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ ” chính thức có hiệu lực vào ngày 21/6 sẽ phá hoại nghiêm trọng sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo quy định của đạo luật này, tất cả hàng hóa có xuất xứ từ Tân Cương, trừ khi có được chứng nhận đặc biệt của chính phủ Mỹ, nếu không sẽ bị coi là sử dụng “lao động cưỡng bức” và không được nhập cảnh vào Mỹ, điều này sẽ gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp Mỹ. Ông Doug Barry, Phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết, đây sẽ là một thảm họa đối với các doanh nghiệp Mỹ chủ yếu dựa vào nhập khẩu nguyên liệu từ Tân Cương, các doanh nghiệp rất lo hàng hóa nhập khẩu từ Tân Cương sẽ bị tịch thu một cách tùy tiện, nhiều sản phẩm tương tự như bông Tân Cương rất dễ bị thiệt hại.

Việc Mỹ chơi “quân bài Tân Cương” không được lòng người, càng là vì khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh như ngày nay, hành vi này thậm chí còn làm tổn hại đến lợi ích của đông đảo các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Năm 2021, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước và vùng lãnh thổ. Quý một năm 2022, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 9,42 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 1,48 nghìn tỷ USD quy theo tỷ giá hối đoái.

Kinh tế Trung Quốc đang liên kết chặt chẽ với thế giới, việc Mỹ chèn ép các sản phẩm của Trung Quốc tất sẽ gây phản ứng dây chuyền, tác động đến sự phát triển kinh tế của các nước trên toàn cầu. Lấy hai nước Trung Quốc và Việt Nam làm ví dụ, theo số liệu của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), năm 2020, có đến 59% hàng hóa trung gian nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam đến từ Trung Quốc, trong khi 21% hàng dệt may nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Việt Nam.

Cùng với việc Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực vào đầu năm nay, quy mô thương mại và lợi thế mang lại từ các ngành công nghiệp bổ sung cho nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được nâng cao hơn nữa. Theo quy định của đạo luật trên, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cần phải chứng minh không tồn tại “lao động cưỡng bức” trong toàn bộ chuỗi cung ứng, điều này sẽ tác động sâu rộng đến hợp tác dệt may Trung - Việt.

Cũng chính vì không được lòng người, các chính khách và quan chức ngoại giao Mỹ mới “thẳng thắn”, thậm chí “giải thích bằng chân lý” với các doanh nghiệp. Nhưng người hiểu rõ sự thật không nên nối giáo cho giặc, mọi người có thể không thay đổi được cách làm của chính phủ Mỹ, nhưng ít nhất cũng nên đứng về phía công lý.

Biên tập viên:Mẫn Linh