Bình luận: Việc lợi dụng chủ nghĩa cực đoan khiến những thảm kịch không ngừng tái diễn tại Mỹ

2022-06-02 08:01:49(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Những năm qua, khi các vụ xả súng xảy ra ngày càng nhiều ở Mỹ, các vụ tấn công cực đoan trong nước Mỹ cũng đang có xu thế tăng lên. Tuy nhiên, bất chấp  sự chỉ trích của truyền thông, lên án của công chúng và chính khách, việc cải cách kiểm soát súng vẫn chưa thể biến thành hành động. Nếu truy cứu  thì chính trường Mỹ khó thoái thác trách nhiệm bởi lợi dụng chủ nghĩa cực đoan.

Theo “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và vấn đề quốc tế” (CSIS), một tổ chức nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận, kể từ năm 1994, các vụ tấn công và âm mưu của cánh hữu chiếm phần lớn vụ tấn công khủng bố ở Mỹ. Jones, Phó Chủ tịch cấp cao của CSIS cho biết, trong 2 năm đại dịch hoành hành là quãng thời gian mà các vụ tấn công khủng bố, âm mưu xảy ra nhiều nhất tại Mỹ. Sở dĩ xuất hiện vấn đề này, có liên quan chặt chẽ với thể chế chính trị của Mỹ.

Trước hết, nền chính trị dân chủ mà Mỹ tự xưng dẫn đến việc các chính khách chỉ quan tâm một cách có sự chọn lọc những người ủng hộ mình, từ đó càng dễ kích động đối lập trong xã hội. Cùng với sự gia tăng đối lập cực đoan hóa trong chính trị xã hội Mỹ, các tổ chức khác nhau cũng hình thành sự đối đầu nhất định. Biểu hiện rõ nhất của điều này là bạo loạn trong cuộc bầu cử trước đó ở Mỹ và phong trào tấn công đồi Capitol (trụ sở của Quốc hội Mỹ), những người ủng hộ cựu Tổng thống Đô-nan Trăm mượn cớ phản đối chủ nghĩa sắc tộc đã nhấn chìm nước Mỹ vào cuộc bạo loạn chưa từng có. Hiện nay, những người ủng hộ ông Đô-nan Trăm vẫn coi Chính quyền Bai-đơn là không hợp pháp, trong đó, có nhiều kẻ cực đoan và thế lực cực đoan, công khai đe dọa sẽ triển khai tấn công khủng bố và đấu tranh vũ trang.

Thứ hai, chính trị Mỹ thắt chặt với lợi ích nhóm cũng khiến lợi ích nhóm giỏi về lợi dụng chủ nghĩa cực đoan để thao túng, ảnh hưởng định hướng chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ. Năm 2009, một số người bảo thủ cực đoan lợi dụng các vấn đề như khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và nghèo đói v.v., bày tỏ bất mãn với chính quyền Ô-ba-ma qua “Phong trào Tiệc trà”. Sau năm 2020, tổ chức cực hữu “Người yêu nước” tiến hành biểu tình dồn dập, mang súng phản đối lệnh cấm đi lại của Chính phủ Mỹ bởi tình hình đại dịch. Trong các cuộc mít-tinh, biểu tình thường đi kèm với các vụ tấn công cực đoan.

Thứ ba, chính trường Mỹ với phiếu bầu trên hết đã sản sinh các chính khách lợi dụng ngôn luận cực đoan để  tăng điểm và lợi ích chính trị. Trong tình hình bá quyền Mỹ đang bị xói mòn, các nước phát triển phương Tây đang suy thoái hiện nay, người da trắng đang cảm thấy sự kiêu hãnh bị đả kích và cảm giác nguy hiểm ngày càng mạnh. Việc khẳng định thậm chí ủng hộ “chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng”, cộng với chèn ép và bôi nhọ Trung Quốc trở thành thủ đoạn quan trọng để các chính khách Mỹ giành được phiếu bầu. Một loạt vụ án chẹt cổ và bắn giết người da đen xảy ra ở Mỹ trong thời gian qua, cũng như những vụ tấn công người Mỹ gốc Á xảy ra gần đây, trên thực tế là sự thể hiện của “chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng”. Nhiều chính khách Mỹ đại diện là cựu Ngoại trưởng Pôm-peo ngày càng thông thạo trò hề tận dụng ngôn luận cực đoan mưu cầu đạt điểm chính trị.

Nước Mỹ hiện nay, súng đạn tràn lan khắp các nơi, phân hóa chính trị, hình ảnh quốc tế tiêu cực, làn sóng chủ nghĩa sắc tộc và dân túy dâng trào, cộng với sức mạnh của mạng in-tơ-nét, rất dễ kích động bạo lực chính trị, nếu không hạn chế, thậm chí lợi dụng chủ nghĩa cực đoan để phục vụ chính trị, cuối cùng sẽ hại người hại mình, tất sẽ dẫn đến những thảm kịch không ngừng tái diễn tại Mỹ.

Biên tập viên:Nam Dương