Bình luận: Có người vui mừng vì không cần đeo khẩu trang, có người than khóc vì mất người thân

2022-05-06 08:54:04(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Mới đây, một thẩm phán Liên bang ở bang Florida, Mỹ đã lật lại lệnh đeo khẩu trang của Chính quyền Biden, cho rằng Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng là “hành vi vượt quá thẩm quyền”. Dịch Covid-19 đang lây lan, nhưng việc đeo khẩu trang hay không vẫn tranh cãi không ngừng tại Mỹ. Việc phán quyết bãi bỏ lệnh đeo khẩu trang khiến một số người vui mừng nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và thất vọng. Có đeo khẩu trang hay không có vẻ như là người dân Mỹ bảo vệ quyền công dân, nhưng trên thực tế là giống như tự do súng đạn, từ lâu đã bị lôi cuốn vào chính trị Mỹ, thậm chí trở thành vũ khí chính trị công kích đối thủ của các chính khách Mỹ.

Trước đại dịch, có đeo khẩu trang hay không vốn là một vấn đề khoa học, nhưng tại Mỹ, nó lại ngày càng trở thành một vấn đề mang “ý thức hệ và chính trị”. Còn nhớ lúc đầu xảy ra đại dịch, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ đã đề nghị người dân không đeo khẩu trang. Phát biểu tại buổi họp báo diễn ra ngày 4/3/2020, Phó Tổng thống Mỹ lúc đó Pence đã công khai nói rằng người dân Mỹ không cần đeo khẩu trang. Cựu Tổng thống Mỹ Trump trước đó cũng từ chối đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Năm 2020, Thống đốc bang Bắc Dakota Doug Burgum tại một buổi họp báo đã nhiều lần nghẹn ngào, cầu xin người dân tránh việc tranh cãi về vấn đề có đeo khẩu trang hay không vì sự bất đồng về ý thức hệ hoặc chính trị, mà hãy đoàn kết cùng phòng chống dịch bệnh.

Hiện nay, đại dịch đã bước sang năm thứ 3, người dân Mỹ bị cuốn vào vòng xoáy tranh cãi chính trị vẫn còn tranh luận gay gắt về việc có đeo khẩu trang hay không. Mới đây, khi trả lời về vấn đề này, Tổng thống Mỹ Biden đã có câu trả lời mơ hồ: “Để họ tự quyết định”. Điều này cũng không khó hiểu tại sao Mỹ trở thành “nước số một thất bại trong việc phòng chống dịch bệnh trên toàn cầu”. Theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins Mỹ, tính đến ngày 4/5, lũy kế số ca nhiễm Covid-19 của Mỹ lên tới  81,36 triệu, số ca tử vong lũy kế đạt 993 nghìn. Đằng sau thảm hoạ này, chịu thiệt hại lớn nhất là hàng trăm nghìn trẻ em mồ côi cha mẹ.

Theo Tạp chí “Đại Tây Dương” (The Atlantic) Mỹ, chịu sự tác động của đại dịch Covid-19, Mỹ có khoảng 200 nghìn trẻ em mất đi bố mẹ hoặc người giám hộ, trở thành “trẻ mồ côi Covid-19”. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ trước đó công bố số liệu cho thấy, trong số những trẻ em mất đi người giám hộ, trẻ em người da trắng chỉ chiếm 35%, trẻ em các sắc tộc thiểu số chiếm 65%, cho dù số người các sắc tộc thiểu số chỉ chiếm 39% tổng dân số của Mỹ. Những trẻ em này cần được nhà nước cung cấp sự đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cũng như cần được chăm sóc kịp thời, chuyên nghiệp, bền bỉ về vấn đề sức khoẻ tâm lý. Nhưng điều đáng tiếc là, nhóm người với số lượng lớn này hầu như đã bị Chính phủ Mỹ lãng quên, bởi vì cho đến nay, Chính phủ Liên bang Mỹ vẫn chưa đưa ra các biện pháp hiệu quả về vấn đề “trẻ mồ côi Covid-19”, bản ghi nhớ do Nhà Trắng công bố mới đây cũng rất mập mờ. Rất khó tưởng tượng, việc này lại xảy ra tại Mỹ, một quốc gia có với sức mạnh tổng hợp mạnh nhất, điều kiện y tế tốt nhất trên thế giới.

Có phương tiện truyền thông Mỹ nêu rõ, cùng với dịch bệnh tiếp tục lây lan tại Mỹ, số trẻ em bị mất đi bố mẹ hoặc người giám hộ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất trên thế giới, số ca tử vong lũy kế sắp lên tới 1 triệu, tầng lớp dưới đáy xã hội, các sắc tộc thiểu số, những người già yếu, người bệnh và người khuyết tật đã bị “đào thải” một cách tàn nhẫn, nhưng tất cả những điều này không được Chính phủ Mỹ chú trọng, mà thay vào đó vẫn mê muội những cuộc đọ sức địa chính trị, đâm bị thóc, chọc bị gạo, đục nước béo cò ở các nơi trên thế giới, đẩy tình hình toàn cầu rơi vào cảnh cực kỳ nguy hiểm.

Trước đại dịch, có người vui mừng vì không cần đeo khẩu trang, có người khóc than vì mất người thân, Chính phủ và các chính khách thờ ơ, không những là sự phản ánh chân thực về tệ nạn ăn sâu của chế độ chính trị Mỹ, mà còn là sự mỉa mai lớn nhất đối với “dân chủ” mà Mỹ luôn rêu rao.

Biên tập viên:Duy Hoa