Sự phát triển của sự nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc đáng để khâm phục

2022-04-21 07:30:35(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

Hệ thống vệ tinh dẫn đường “Bắc Đẩu”, trạm vũ trụ Thiên Cung, Vệ tinh thông tin lượng tử “Mạc Tử”, Tàu thăm dò Mặt trăng Hằng Nga,v.v.. Trong những năm gần đây, “các sự kiện lớn” của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm  rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Sáng 16/4, Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13 đã thành công  đổ bộ trái đất, ba phi hành gia Trung Quốc “công tác” trên vũ trụ suốt nửa năm đã trở về trái đất, đánh dấu nhiệm vụ bay lần thứ 6 cũng là lần cuối trong giai đoạn nghiệm chứng công nghệ then chốt của trạm không gian Trung Quốc đã thành công tốt đẹp. Ông Hà Minh Ngọc, học giả nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam cho rằng, sự hợp tác quốc tế vũ trụ mở cửa, hoà bình và cùng thắng Trung Quốc đáng để khâm phục.

Ông Hà Minh Ngọc hiện là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy làm việc tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm Vật liệu tiên tiến Ứng dụng trong Phát triển xanh, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam, chủ yếu phụ trách nghiên cứu phát triển vật liệu xanh Việt Nam. Ông từng tốt nghiệp Thạc sỹ và Tiến sỹ tại Trung Quốc, được tuyển chọn tham gia Chương trình nhà khoa học trẻ tài năng do bộ Khoa học Việt Nam và Trung Quốc hợp tác năm 2018. Nhiều năm du học tại Trung Quốc khiến ông Hà Minh Ngọc rất quan tâm đến sự phát triển khoa học công nghệ trong các lĩnh vực Trung Quốc, trong đó bao gồm lĩnh vực hàng không vũ trụ. Ngày 16/4, hình ảnh ba nhà phi hành Trung Quốc trở về trái đất và ra mặt công chúng đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với ông.

“Hình ảnh xúc động đó là động lực truyền niềm đam mê, tinh thần quyết tâm tới những nhà khoa học, những người tham gia vào lĩnh vực khám phá, chinh phục không gian tại Trung Quốc và  thế giới. Sự kiện ba phi hành gia Trung Quốc đã trở về Trái đất an toàn sau 183 ngày làm việc trên Trạm vũ trụ Thiên Cung đang được xây dựng đã đánh dấu bước ngoặt và thành công của Trung Quốc trong việc tự chủ khoa học công nghệ vũ trụ,đóng góp vào sự phát triển khoa học công nghệ thế giới.

Ông Hà Minh Ngọc rất quan tâm sự phát triển của vật liệu khoa học công nghệ cao Trung Quốc, đặc biệt là sự phát triển của vật liệu hàng không vũ trụ, cho dù là bộ quần áo phi hành gia thế hệ mới để đi ra ngoài không gian “Feitian”, hay là vật liệu công nghệ khoa học mới trên tàu vũ trụ, đều là đối tượng quan tâm của ông. Ông nói:

Theo tôi được biết, bộ quần áo bay ngoài hành tinh thế hệ mới này do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu sản xuất, bao gồm nguyên liệu, thiết kế hay xác định phương án thử nghiệm, kiểm chứng, tổng kết và cải tiến,v.v, Trung Quốc còn sản xuất ra vật liệu tiên tiến siêu nhẹ siêu bền, chịu được áp lực và nhiệt độ cao trong chế tạo máy, công nghệ pha tạp và lai hóa vật liệu nano tạo nên những loại sơn phủ bề mặt và các chi tiết máy, công nghệ chống mài mòn, công nghệ vật liệu siêu dẫn nhằm đem lại sự vận hành chính xác, an toàn cho các tàu vũ trụ, hệ thống vệ tinh,…những điều này đáng được ghi nhận.

Qua nhiều năm học tập nghiên cứu khoa học và giao lưu hợp tác  tại Trung Quốc, ông Hà Minh Ngọc đã cảm nhận được sự mở cửa của Trung Quốc, hợp tác khoa học công nghệ quốc tế mang lại lợi ích cho nhau, lĩnh vực hàng không vũ trụ cũng vậy. Hiện hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu do Trung Quốc tự nghiên cứu sản xuất đã được áp dụng tại các nước Việt Nam, Sri-lan-ca, Pa-ki-xtan, Mi-an-ma, Lào,v.v.., hỗ trợ phát triển đo đạc đất đai, ngư nghiệp hải dương, phát triển thành phố thông minh, hỗ trợ việc cải thiện giao thông vận tải, quản lý bến cảng,v.v.. Trung Quốc dốc sức cung cấp dịch vụ cho người dân thế giới bằng những thành tựu này.

“Các thành tựu khoa học công nghệ vũ trụ không chỉ được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực tại Trung Quốc mà còn được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu hiện được ứng dụng trong định vị, giao thông thông minh, sản xuất công nông ngư nghiệp, cứu hộ và chống biến đổi khí hậu. Người dùng hệ thống này ở  châu Á - Thái Bình Dương có lợi thế hơn các khu vực khác trong việc tiếp cận và người dùng ở Việt Nam cũng may mắn khi có thể tiếp cận sử dụng số lượng hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu nhiều nhất”. 

 

Biên tập viên:Vũ Minh