Chuyên gia Việt Nam: Kinh tế Trung Quốc có thể cung cấp tham khảo cho sự phát triển của các nước

2022-04-14 09:33:12(GMT+08:00) CMG
Chia sẻ:

     Hiện nay, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường, công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế đang đặt ra những thách thức mới trong việc quản lý đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Làm thế nào để thực hiện được sự tăng trưởng kinh tế ở thế ổn định, đang trở thành đề tài quan trọng của các nước. Năm 2020, Trung Quốc là quốc gia trong số rất ít các quốc gia, và cũng là quốc gia duy nhất trong số các nền kinh tế chủ chốt hàng đầu trên thế giới tăng trưởng dương; Năm 2021 Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu trong số các nền kinh tế lớn trên toàn cầu. Điều này đã thu hút sự chú ý của chuyên gia, học giả các nước. Những kinh nghiệm phát triển và cải cách kinh tế Trung Quốc cũng nhận được sự quan tâm của giới học thuật Việt Nam. Chuyên gia nghiên cứu vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, Phó Giáo sư Học viện Báo chí và Tuyên truyền của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Hoàn cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, vững bước tiến lên, cung cấp tham khảo cho phát triển của Việt Nam và các nước trên thế giới.

     Ông Nguyễn Minh Hoàn cho rằng, năm ngoái, tổng lượng kinh tế Trung Quốc đã đạt tới 114,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 17,7 nghìn tỷ đô-la Mỹ và đạt mức tăng trưởng GDP là 8,1%. Để thích ứng với tình hình mới, Trung Quốc đã đề xuất xây dựng bố cục phát triển mới lấy sự tuần hoàn lớn trong nước làm chủ thể, và tuần hoàn kép trong nước với quốc tế cùng thúc đẩy lẫn nhau. Đây là biện pháp mạnh mẽ đưa kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh. Ông nói:

   “Trước hết, việc mở rộng nhu cầu trong nước có lợi cho việc tăng cơ hội và thúc đẩy việc làm, tăng tỷ trọng thu nhập theo lao động của người dân và thu hẹp khoảng cách phân phối thu nhập, điều này cho phép tăng trưởng kinh tế được xây dựng trên cơ sở mở rộng nhu cầu trong nước, từ đó loại bỏ vòng luẩn quẩn chỉ dựa vào đầu tư và xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước đây, và mô hình tăng trưởng của đầu tư cao và tỷ suất sinh lợi thấp sẽ được chuyển đổi ở một mức độ nhất định. Theo đó, trong tương lai, sự tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có nền tảng tiêu dùng nội địa rất vững chắc; Thứ hai, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thúc đẩy sự chuyển đổi và nâng cấp các ngành nghề, thực hiện sự thúc đẩy lẫn nhau bằng sự tương tác qua lại tích cực giữa nâng cao tỷ trọng phân phối thu nhập theo lao động với việc nâng cấp cơ cấu ngành nghề. Điều này một mặt sẽ nâng lên vai trò dẫn dắt của nhu cầu trong nước đối với tăng trưởng kinh tế, mặt khác có thể giảm một cách đáng kể mức độ phụ thuộc của Trung Quốc vào ngoại thương”.

     Mặc dù trong hai năm nay, kinh tế Trung Quốc có nhiều điểm sáng, kinh tế năm ngoái tăng trưởng 8,1%, nhưng Trung Quốc vẫn đứng trước ba sức ép to lớn như nhu cầu giảm sút, sốc nguồn cung, kỳ vọng suy yếu. Để đảm bảo kinh tế phát triển lành mạnh, đồng thời để thực hiện lời cam kết trọng thể “nhân dân trên hết”, Trung Quốc không chỉ đơn thuần theo đuổi tốc độ tăng trưởng kinh tế, và không do dự với mục tiêu dự tính GDP năm 2022 vào khoảng 5,5%. Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hoàn cho biết, mục tiêu này “rất tích cực và tràn đầy niềm tin”.

   “Trước đây, Trung Quốc nhấn mạnh đến ‘tích luỹ cao’ và ‘đầu tư cao’ đã tạo động lực tăng trưởng cao, song đó là cao về ‘số lượng’. Vì vậy, mặc dù với tốc độ tăng trưởng trong năm nay là 5,5%, nhưng kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn tăng trưởng tốc độ cao sang giai đoạn phát triển chất lượng cao, đặt mục tiêu ‘phát triển chất lượng cao’, chuyển đổi phương thức phát triển, ưu hoá kết cấu kinh tế, chuyển đổi động lực tăng trưởng. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã xem xét đầy đủ tình hình phát triển trong và ngoài nước đối với phát triển kinh tế của mình, những biện pháp áp dụng năm nay phù hợp tình hình thực tế vận hành kinh tế, thể hiện ‘phát triển bình ổn và tiến lên ổn định’.”.

     Ông Nguyễn Minh Hoàn còn cho biết, Trung Quốc có quy mô kinh tế và thị trường trong nước khổng lồ, tầm ảnh hưởng trên toàn cầu không ngừng được tăng cường, bố cục phát triển mới đã nhấn mạnh “tuần hoàn kép”, đây là cơ hội quan trọng để Trung Quốc nâng cấp chuyển đổi nền kinh tế, cũng sẽ cung cấp nguồn động lực cho sự phát triển của kinh tế thế giới.

   “Xây dựng một mô hình phát triển mới là nhu cầu phát triển của bản thân Trung Quốc, cũng sẽ mang lại lợi ích cho người dân các nước. Tăng trưởng tiêu dùng trong nước tại Trung Quốc, tiếp tục mở rộng mở cửa, sẽ mang lại lợi ích hơn cho đối tác thương mại trên toàn cầu, đồng thời cũng sẽ cung cấp tham khảo cho sự phát triển của Việt Nam và các nước khác.”.

 

 

Biên tập viên:Vũ Minh