Chủ tịch Tập Cận Bình họp trực tuyến với nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, trọng điểm nói về 4 cụm từ then chốt

2022-04-02 15:33:27(GMT+08:00) CRI CMG
Chia sẻ:

Theo tin Đài chúng tôi: Tối ngày 1/4, tại Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói, Trung Quốc và Liên minh châu Âu là hai lực lượng lớn, hai thị trường lớn và hai nền văn minh lớn của thế giới, chủ trương cái gì, phản đối cái gì và hợp tác trong lĩnh vực gì đều có ý nghĩa đối với thế giới. Cuộc gặp trực tuyến lần này đã nói gì và đạt được thành quả gì?

Cụm từ then chốt thứ nhất: Thẳng thắn

Trong cuộc gặp lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, “Trung Quốc và Liên minh châu Âu có lợi ích chung rộng rãi và nền tảng hợp tác vững chắc, chính sách của Trung Quốc đối với Liên minh châu Âu duy trì ổn định và liên tục.” Nhà lãnh đạo hai bên cho rằng, cuộc gặp lần này thẳng thắn, sâu sắc, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, cũng đạt được nhiều nhận thức chung.

Chỉ cần đối xử thẳng thắn, tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, đối thoại hợp tác vẫn là bình diện chủ đạo trong quan hệ Trung Quốc-Liên minh châu Âu, cùng có lợi cùng thắng vẫn là định hướng chính cho hợp tác Trung Quốc-Liên minh châu Âu.

Cụm từ then chốt thứ hai: Ổn định

Trong cuộc gặp trực tuyến ngày 1/4, các chủ trương của Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra đều hướng tới một cụm từ then chốt là ổn định. Chủ tịch Tập Cận Bình mong Liên minh chuâ Âu “cùng với Trung Quốc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Liên minh châu Âu đi vững đi xa, tạo một số nhân tố ổn định cho tình hình thế giới bấp bênh.”

Cụm từ then chốt thứ ba: Tự chủ

Trong cuộc gặp trực tuyến ngày 1/4, Chủ tịch Tập Cận Bình ít nhất 4 lần đề cập tới cụm từ “tự chủ”. Chủ tịch nhấn mạnh: “Mong Liên minh châu Âu hình thành sự hiểu biết tự chủ đối với Trung Quốc, thực thi chính sách tự chủ đối với Trung Quốc.”

Muốn thực hiện thực sự “tự chủ chiến lược”, thì phải bỏ qua lực quán tính đi theo người khác, không bị người khác xúi giục.

Vì sao nhất thiết phải kiên trì độc lập tự chủ? Một dòng viết trong Nghị quyết lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc đáng được suy ngẫm: “Trong lịch sử nhân loại không có một dân tộc, một quốc gia nào có thể thực hiện lớn mạnh và chấn hưng thông qua phụ thuộc vào thế lực bên ngoài, rập khuôn mô hình nước ngoài và bắt chước người khác. Kết quả của cách làm này không thất bại thì cũng trở thành bù nhìn của người khác.”

Cụm từ then chốt thứ tư: Bình tĩnh

Trong cuộc gặp trực tuyến ngày 1/4, Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa chỉ rõ, thời điểm càng gay cấn thì càng phải tỉnh táo và bình tĩnh. Trong bốn ý kiến đề ra để giải quyết khủng hoảng U-crai-na, Chủ tịch Tập Cận Bình dành nhiều thời gian nói về ý kiến cuối cùng, đó là “Ngăn chặn mở rộng xung đột cục bộ”.

Nền kinh tế thế giới đang mỏng manh đã không thể chịu nổi quấy rối thêm nữa. Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ: “không thể gây tác động đến hệ thống kinh tế thế giới hiện nay một cách liều lĩnh, càng không thể chính trị hóa, công cụ hóa và vũ khí hóa kinh tế thế giới, dẫn tới khủng hoảng trầm trọng trong các lĩnh vực như tài chính, thương mại, năng lượng, công nghệ, lương thực, chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng thế giới.”

Biên tập viên:Duy Hoa