Kiều Quân

Bìnhluận: “Chế độ nô lệ” vẫn tiếp tục ở Mỹ

29-12-2021 10:52:30(GMT+08:00)
Chia sẻ:

#Bìnhluận “Chế độ nô lệ”vẫn tiếp tục ở Mỹ_fororder_D-000169

Ngày 22/9/1862, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln công bố “Tuyên ngôn Giải phóng”, tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ, nhiều người cho rằng chế độ nô lệ ở Mỹ đã biến mất từ đó. Nhưng sự thật là chế độ nô lệ vẫn chưa chấm dứt ở Mỹ. Mới đây, 24 công dân Mỹ ở bang Georgia bị tình nghi đưa lậu và cưỡng bức hơn 100 người châu Mỹ La-tinh lao động khổ sai với thu nhập rất thấp trong môi trường khắc nghiệt, cuối cùng khiến ít nhất 2 người thiệt mạng. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, đây là một trong những vụ án buôn người quy mô lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Tòa án Liên bang Mỹ ở thành phố Waycross, bang Georgia mô tả tình hình các lao động bị đưa lậu đến Mỹ và bị giam lỏng để làm việc trong các nông trại là “nô lệ thời hiện đại”.

Trong một thời gian dài, ngành nông nghiệp Mỹ  tồn tại tình hình đưa lậu người từ châu Mỹ La-tinh và giam lỏng họ trong các nông trại tại Mỹ để làm các công việc khổ sai. Mặc dù năm 2018 Bộ Ngoại giao cũng thừa nhận, Mỹ là nước bắt nguồn, trung chuyển và điểm đến của những người bị cưỡng bức lao động và nô dịch, trong các ngành nghề hợp pháp hay trái phép đều tồn tại tình trạng buôn người. 

#Bìnhluận “Chế độ nô lệ”vẫn tiếp tục ở Mỹ_fororder_D-000170

“Thời báo Richmond” của Mỹ đưa tin, Mỹ là nơi có tình trạng buôn người và cưỡng bức lao động nghiêm trọng nhất, trong gần 5 năm qua, số người bị buôn từ nước ngoài sang Mỹ làm việc khổ sai lên đến gần 100 nghìn/năm. “Chương trình đào tạo việc làm cho công nhân nông trại ở Mỹ”, một cơ quan phi lợi nhuận dự tính, Mỹ hiện nay vẫn có khoảng 500 nghìn trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp, nhiều trẻ em bắt đầu làm việc từ 8 tuổi và làm việc tới  72 giờ/tuần. Trang web Axios của Mỹ dẫn lại báo cáo của cơ quan nghiên cứu cho biết, Mỹ có khoảng 400 nghìn người đang sống trong môi trường chế độ nô lệ hiện đại, chịu đựng cưỡng bức lao động, nô dịch tình dục và cưỡng bức hôn nhân. Số liệu của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ cho thấy, từ năm 1995 đến 2002, ước tính có 907 thanh thiếu niên bị thiệt mạng tại các nông trại Mỹ.

Nguyên nhân cưỡng bức lao động tồn tại lâu dài và phổ biến tại Mỹ, có liên quan chặt chẽ với Chính phủ Mỹ coi thường quyền lợi hợp pháp của lao động nước ngoài. Trong 8 công ước cốt lõi lao động trên toàn cầu, Mỹ chỉ phê chuẩn 2 công ước, là một trong những quốc gia phê chuẩn ít công ước nhất. Các lao động nước ngoài không được bảo đảm quyền và lợi ích, nhưng có thể cung cấp nguồn lao động giá rẻ ổn định cho ngành nông nghiệp Mỹ. 

#Bìnhluận “Chế độ nô lệ”vẫn tiếp tục ở Mỹ_fororder_D-000171

Chính phủ  Đô-nan Trăm từng công khai tuyên bố, việc Mỹ ào ạt cấp thị thực là vì lao động nước ngoài có thể làm những công việc mà người Mỹ không muốn làm. Cùng với chương trình cấp thị thực tạm thời cho lao động nước ngoài làm việc tại nông trại của Mỹ không ngừng mở rộng, tình trạng bóc lột công nhân diễn ra ngày càng trầm trọng. Năm 2019, số vụ án gửi Bộ Lao động Mỹ vi phạm chính sách cấp thị thực tạm thời cho lao động làm việc tại nông trại tăng 150% so với năm 2014. Người sử dụng lao động có hành vi trái phép lên tới 12 nghìn vụ, có khoảng 5.000 công nhân chưa được trả lương.

Trái ngược tình trạng buôn người và cưỡng bức lao động tràn lan ở Mỹ, Mỹ đang thiếu hụt rõ rệt về mức độ hành pháp. Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo cho thấy, năm 2019, cả nước Mỹ có 2.091 nghi can bị công tố viên điều tra tội buôn người và cưỡng bức lao động, nhưng chỉ có 837 người bị kết án, cuối cùng chỉ có 823 người bị đưa vào tù giam.

Điều nực cười là, Chính phủ Mỹ bản thân “đầy tội lỗi” lại chỉ trích người khác “cưỡng bức lao động”, và mượn cớ chèn ép nước khác, mưu toan chính trị đằng sau rành rành. Mong Mỹ trước hết nhìn nhận và cải thiện vấn đề nhân quyền của bản thân mình, đừng để chế độ nô lệ đã xóa bỏ gần 160 năm vẫn tràn lan ở Mỹ.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập