Kiều Quân

Khi gặp thiên tai, những hành động này của Mỹ mới là “cưỡng bức lao động”

16-12-2021 10:09:11(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Khi gặp thiên tai, những hành động này của Mỹ mới là “cưỡng bức lao động”_fororder_D-000083

Mới đây, một nhà máy sản xuất nến tại bang Kentucky, Mỹ bị lốc xoáy tấn công khiến 8 công nhân thiệt mạng và 8 người mất tích. Nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ là vì những công nhân này xin về nhà tránh nạn nhưng bị từ chối. Theo những người sống sót, khi đó đã là đêm khuya, họ đáng ra có thể rời nhà máy trước khi lốc xoáy ập đến. Sau hai lần còi báo động lốc xoáy vang lên, nhân viên quản lý của nhà máy này thậm chí còn cảnh cáo các công nhân “sẽ bị sa thải nếu rời khỏi vị trí làm việc”. Hành động xâm phạm nhân quyền của nhà máy này mới là “cưỡng bức lao động”.

Lâu nay, Mỹ luôn tự cho mình là “sư cụ nhân quyền”, chỉ tay năm ngón tình hình nhân quyền của nước khác, chụp mũ “cưỡng bức lao động” và chèn ép nước khác. Nhưng Mỹ lại cố ý né tránh tình hình xâm phạm nhân quyền và cưỡng bức lao động của nước mình. Nếu hiểu một chút về lịch sử nước Mỹ, bạn sẽ thấy rõ, “chế độ nô lệ”, chế độ tội ác xâm phạm nhân quyền, cưỡng bức lao động này chính là một vết sẹo vô cùng xấu xí và không thể lành của Mỹ. Cho đến nay, nọc độc của nó vẫn ăn sâu vào xã hội Mỹ. Hiện nay, nhiều nơi trên nước Mỹ vẫn thường xuyên xảy ra các hiện tượng xâm phạm quyền lợi của người lao động. Nhà máy sản xuất nến kể trên không phải là trường hợp cá biệt.

Năm ngoái, trong thời kỳ đầu đại dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ, một số chủ doanh nghiệp bất chấp an toàn và tính mạng của nhân viên, yêu cầu nhân viên không được mang các đồ dùng bảo hộ cá nhân, để tránh “khách hàng hoảng sợ” và gây hoang mang. Một số nhân viên của ngành bán lẻ đã bị cho thôi việc hoặc bắt buộc từ chức vì kêu gọi đóng cửa các cửa hàng để tránh các nhân viên bị lây nhiễm.

Khi gặp thiên tai, những hành động này của Mỹ mới là “cưỡng bức lao động”_fororder_D-000085.JPG

Mới đây, một băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia, chiếm cứ tại miền Nam bang Georgia bị phanh phui rằng, chúng đã buôn bán người nhập cư trái phép từ châu Mỹ La-tinh vào Mỹ trong thời gian dài và bóc lột và cưỡng bức lao động đối với những người này một cách trắng trợn, chẳng khác nào là nô lệ thời hiện đại.

Theo số liệu đáng tin cậy, Mỹ hiện nay có khoảng 500 nghìn lao động trẻ em đang làm việc trong ngành nông nghiệp, có 240 nghìn đến 325 nghìn phụ nữ và trẻ em bị ép buộc làm nô lệ tình dục. Trong 5 năm qua, toàn bộ 50 bang và Đặc khu Columbia của Mỹ đều đã báo cáo vụ án cưỡng bức lao động và buôn bán người; chỉ riêng trong năm 2019, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã báo cáo 1.883 vụ án buôn bán người, tăng hơn 500 vụ so với năm 2018; hàng năm số người nước ngoài bị bán sang Mỹ và bị cưỡng bức lao động lên tới 100 nghìn, trong đó có một nửa bị buôn bán đến “Công xưởng bóc lột” ... Nhưng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về vấn đề xâm phạm quyền lợi của người lao động ở Mỹ.

Khi gặp thiên tai, những hành động này của Mỹ mới là “cưỡng bức lao động”_fororder_D-000084

Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế, Mỹ tồn tại vấn đề xâm phạm quyền lợi của người lao động mang tính hệ thống, tồi tệ nhất trong số các nước phát triển. Số liệu thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy, Mỹ luôn rùm beng hệ thống pháp luật về lao động của nước mình hoàn thiện, nhưng đến nay chỉ phê chuẩn 14 công ước lao động quốc tế và 2 trong 8 công ước chính của Tổ chức lao động quốc tế , là nước phê chuẩn ít công ước nhất.

Thiên tai gió lốc lần này một lần nữa vạch trần bản chất giả dối của dân chủ kiểu Mỹ, mong Mỹ nhìn thẳng vào vấn đề xâm phạm nhân quyền, cưỡng bức lao động của mình.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập