Mẫn Linh

“Dân chủ kiểu Mỹ” khuất phục trước tiền bạc sao lại có thể là dân chủ thực sự?

07-12-2021 14:23:48(GMT+08:00)
Chia sẻ:

“Dân chủ kiểu Mỹ” khuất phục trước tiền bạc sao lại có thể là dân chủ thực sự?_fororder_9

“Mỹ là nước do người giàu thống trị chứ không phải nước dân chủ”. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn, Viện sĩ Viện Nghiên cứu châu Á Đại học Quốc gia Xin-ga-po Kishore Mahbubani đã đánh giá như vậy. Trên thực tế, ở Mỹ, “dân chủ” là để phục vụ người giàu, có thể giành được quyền lực bằng tiền bạc đã không còn là bí mật gì.

Theo nghiên cứu đối với gần 1.800 chính sách của Mỹ do Đại học Princeton và Đại học Northwestern Mỹ phối hợp thực hiện vào năm 2014, các chính sách này hầu như đều do người giàu và những nhóm lợi ích đại diện là các doanh nghiệp lớn hoạch định, người dân bình thường hầu như không có ảnh hưởng chút nào đối với các quyết sách. Thảo nào ông Paul Krugman – người được trao giải Nô-ben Kinh tế nêu rõ, “so sánh với nước dân chủ trong sự tưởng tượng, nước Mỹ càng giống một chính quyền tài phiệt”.

Tính đến cuối năm 2020, có hơn 50 triệu người Mỹ thiếu đồ ăn, tăng gần 50% so với năm 2019. Hơn 220 nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Trong tình hình các chính khách không làm nên trò trống gì, thất nghiệp, nghèo khó, bạo hành gia đình, lạm dụng ma túy là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến một số đông người Mỹ không nơi nương thân.

Kể cả tầng lớp trung lưu luôn được coi là trụ cột vững vàng của Mỹ cũng ngày càng đối mặt với hoàn cảnh vô cùng khó khăn: Tỷ lệ chiếm trong tổng dân số từ 61% trong năm 1971 giảm xuống còn 51% trong năm 2019.

Mọi người hoàn toàn có lý do chất vấn Mỹ liệu còn có tư cách khoác lên chiếc áo “dân chủ” hay không? Liệu có tư cách làm hình mẫu cho các nước trên thế giới hay không? Tạp chí “The New Yorker” của Mỹ cũng không khỏi đưa ra sự chất vấn: “Dân chủ nước ta liệu có thể tiếp tục hay không”?

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập