Kiều Quân

Đối đầu không thể “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”

14-11-2021 15:29:52(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Đối đầu không thể “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”_fororder_A-0000021

Tháng 6 năm nay, các nước nhóm G7 đưa ra cái gọi là sáng kiến “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (B3W). Nhưng sáng kiến vốn muốn hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng này lại khiến mọi người hoang mang, vì mục đích của nó là nhằm kiềm chế sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Với mục đích như vậy, có thật sự khiến “thế giới tốt đẹp” hay không?

Vào thời nhà Hán Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm, một đoàn ngoại giao hoà bình xuất phát từ Trường An, Thủ đô của Trung Quốc khi đó, mở ra con đường kết nối phương Đông và phương Tây. Sau đó, những sứ thần và thương gia nước ngoài đi lại nườm nượp trên con đường này. Đây chính là “Con đường Tơ lụa” nổi tiếng. Trong thời kỳ các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Con đường Tơ lụa trên bộ và trên biển cùng lúc được phát triển. Con đường Tơ lụa thời cổ sử dụng lạc đà và thiện chí, chứ không phải là ngựa chiến và giáo mác. dựa vào tàu hàng và hữu nghị, chứ không phải là các tàu chiến và đại bác. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” có thể nói là phiên bản hiện đại của “Con đường Tơ lụa” thời cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước dọc tuyến “Một vành đai, một con đường”.

Ngược lại trong hơn một trăm năm qua, các nước phương Tây luôn cướp bóc tài nguyên của các nước đang phát triển, nhưng lại không giải quyết được vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển. Trong khi các nước đang phát triển giúp đỡ nhau cùng phát triển, Mỹ và các nước phương Tây lại lấy cớ “xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”, chèn ép Trung Quốc núp dưới chiêu bài xây dựng cơ sở hạ tầng, làm chậm lại tốc độ phát triển kinh tế của các nước đang phát triển để giữ vị thế bá quyền của mình.

Nghiên cứu cho thấy, đến năm 2040, nhu cầu tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn cầu khoảng 74 nghìn tỷ USD, bình quân hàng năm cần 3700 tỷ USD, không gian hợp tác rất rộng mở, không tồn tại vấn đề đối đầu và thay thế nhau đối với các sáng kiến liên quan, không nên chính trị hoá lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đối đầu không thể “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”_fororder_A-0000022

Sự thật trước mắt đã chứng tỏ điều này. Ngày 6/11, là dự án trọng điểm do Việt Nam và Trung Quốc hợp tác cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường”, Cát Linh – Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam do doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầu xây dựng đã đưa vào khai thác thương mại, đường sắt đô thị Việt Nam đã mở ra kỷ nguyên mới từ không đến có. Giống với Trung Quốc, Nhật và Pháp cũng đang nhận thầu xây dựng dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam. Những dự án này không những không kiềm chế lẫn nhau, trái lại còn có thể phối hợp với nhau, khiến dự án mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho nước chủ nhà.

Có rất nhiều ví dụ như tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam tại các nước dọc tuyến “Một vành đai, một con đường”, như dự án đường sắt đô thị Addis Ababa, Ê-ti-ô-pi-a, đường sắt Séc-bi-a – Hung-ga-ri, đường sắt Trung – Lào, đường sắt cao tốc Gia-các-ta – Băng-dung (Bandung) tại In-đô-nê-xi-a ... Các nước phương Tây đưa ra sáng kiến “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” mưu toan đối đầu với sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, nhưng theo thống kê, kể từ khi sáng kiến “Một vành đai, một con đường” được đề xuất vào năm 2013 cho đến nay, Trung Quốc đã ký hơn 200 văn kiện hợp tác “Một vành đai, một con đường” với hơn 170 nước và tổ chức quốc tế, kết nối với quy hoạch và chiến lược phát triển của nhiều nước và khu vực, trở thành nền tảng hợp tác quốc tế lớn nhất toàn cầu.

Đối đầu không thể “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”_fororder_A-0000020

Thế giới ngày nay cần bắc cầu chứ không phải phá cầu, cần kết nối chứ không phải tách rời, cần hợp tác cùng thắng chứ không phải đóng cửa và cô lập. Đối đầu không có lợi đối với bất cứ  nước nào, càng không thể “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”, mở cửa hợp tác mới có thể thật sự thúc đẩy các nước trên thế giới cùng phát triển và chấn hưng.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập