Kiều Quân

Bình luận: Mỗi người một phiếu bầu có đúng là dân chủ không?

18-10-2021 10:13:12(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Bình luận: Mỗi người một phiếu bầu có đúng là dân chủ không?_fororder_CCTV-0013801

Nếu hỏi một người Mỹ dân chủ là gì, có lẽ người đó không chút do dự nói rằng, dân chủ tức là mỗi người một phiếu bầu. Lâu nay, các nước phương Tây luôn chỉ trích Trung Quốc không dân chủ, trong đó có một lý do quan trọng là Trung Quốc không thực thi chế độ mỗi người một phiếu bầu. Vậy, mỗi người một phiếu bầu  có phải là  hình thức của dân chủ toàn diện không?

Từ “dân chủ” bắt nguồn từ thời Hy Lạp  cổ đại, vốn có nghĩa là “nhân dân thống trị”, “chủ quyền thuộc về nhân dân”. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo “nhân dân làm chủ” trong thể chế chính trị của Trung Quốc. Không ít người phương Tây luôn chỉ trích nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải là do người dân bầu trực tiếp. Nhưng trên thế giới hầu như không có nước nào thực sự là bầu cử trực tiếp Tổng thống bằng cách mỗi người một phiếu bầu, đạo lý rất đơn giản, tính thao tác quá thấp. Miễn cưỡng có thể coi là bầu cử trực tiếp cũng không có nhiều, những nước như Pháp, Nga, Gru-di-a, Đức, I-ta-li-a, I-xra-en, v.v, cũng không  được phương Tây coi là nước dân chủ.

Ngay cả Mỹ cũng không phải là bầu cử trực tiếp, cử tri phổ thông không thể bầu trực tiếp Tổng thống. Chế độ đại cử tri của Mỹ đã khiến bà Hillary thua ông Đô-nan Trăm trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ năm 2016 cho dù bà giành được hơn ông Trăm 2,86 triệu phiếu bầu phổ thông.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng có chế độ bầu cử mỗi người một phiếu bầu, chỉ là ở cấp cơ sở. Việc bầu  đại biểu nhân dân nhiệm kỳ mới tại hai cấp huyện và xã của Trung Quốc, các đại biểu đều là do người dân bầu trực tiếp mỗi người một phiếu bầu. Hiện nay các quận và xã của Bắc Kinh cũng đang tiến hành bầu đại biểu nhân dân nhiệm kỳ mới, với tư cách là một cử tri bình thường, tôi đã sớm nhận được thông báo để đi bỏ phiếu  đúng thời gian quy định.

Về mặt dân chủ,  Trung Quốc không theo đuổi bầu trực tiếp “mỗi người một phiếu bầu” , nhưng về mặt theo đuổi ý dân, chưa bao giờ coi nhẹ thực chất của dân chủ. Ở cấp cơ sở, việc bình chọn lao động tiên tiến tại cơ quan, xây một con đường trong thôn, lắp đặt  thiết bị sạc điện trong khu dân cư, v.v, mọi người đều cần  thương lượng thậm chí còn tranh cãi. Đây là việc trưng cầu ý kiến ở mức tối thiểu. Ở cấp Trung ương, trước khi đưa ra quyết sách quan trọng, Trung ương đều phải điều tra nghiên cứu  quy mô lớn, lập phương án sơ bộ, trưng cầu ý kiến nhiều lần, cuối cùng mới đưa ra quyết định. Đây là sự thể hiện sinh động “dân chủ trong suốt quá trình” của Trung Quốc.

Tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln từng đề xuất: “Dân có, dân trị, dân hưởng”, nhưng chữ “dân” mà ông Lincoln nhắc đến không bao gồm người da đen, người Anh-điêng, người gốc Á, cũng không bao gồm phụ nữ. Trên thực tế, mãi đến năm 1965, người da đen của Mỹ mới thực sự giành được quyền bỏ biếu. Nếu theo lô-gích mỗi người một phiếu bầu mới là dân chủ, có phải có nghĩa là lịch sử dân chủ của Mỹ cũng mới chỉ có hơn 50 năm?

Dân chủ kiểu phương Tây giống đồ ăn phương Tây, dân chủ kiểu Trung Quốc giống đồ ăn Trung Quốc, người phương Tây thích ăn đồ Tây, người Trung Quốc hợp khẩu vị với các món ăn Trung Quốc, không thể vì ăn không quen món ăn Trung Quốc mà đổ lỗi cho đồ ăn Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc và phương Tây còn có các hình thức dân chủ khác nhau, trên thế giới khó có thể tìm được một kiểu dân chủ duy nhất thích hợp với cả thế giới. Thích hợp mới là tốt nhất.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập