Mẫn Linh

Mỹ thoái thác trách nhiệm thất bại tại Áp-ga-ni-xtan cho ai?

29-09-2021 09:38:39(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Mỹ thoái thác trách nhiệm thất bại tại Áp-ga-ni-xtan cho ai?_fororder_1jpg

Khi cộng đồng quốc tế bắt đầu truy cứu trách nhiệm về chiến tranh Áp-ga-ni-xtan, Mỹ lại khởi động mô hình lăng-xê nồi cơm thiu theo thói quen. Chính phủ Áp-ga-ni-xtan binh bại như núi đổ, Mỹ đổ lỗi cho ai? Đúng vậy, người đó chính là cựu Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ga-ni. Mới đây, truyền thông Mỹ chỉ trích ông Ga-ni mang theo hàng trăm triệu USD của ngân khố quốc gia chạy trốn, tập đoàn tài chính của ông Ga-ni kiểm soát mạch máu kinh tế của Áp-ga-ni-xtan, bóc lột thậm tệ người dân. Nghe có vẻ hợp tình hợp lý, nghĩ kỹ lại thấy không hợp lắm. Ông Ga-ni chẳng phải là Tổng thống “dân cử” dưới chế độ do Mỹ sắp xếp? Sao lại thành tội nhân “tham nhũng cực độ, không chiến đấu đã bỏ trốn”. Dường như Mỹ mới là nước bị lừa gạt và nước bị hại.

Kịch bản giống nhau, lô-gíc cố định. Trăm sai ngàn sai, Mỹ không sai. Vậy, ai phải chịu trách nhiệm về sự thất bại, đương nhiên không phải Mỹ. Mọi người quá quen thuộc cách làm của Mỹ lăng-xê nồi cơm thiu cho “bạn đồng minh” trước đây. Nhìn lại quá khứ, trường hợp như vậy không phải ít. Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam, Lý Thừa Vãn của Hàn Quốc, Pinochet của Chi-lê và Marcos của Phi-li-pin đều do người Mỹ dựng lên. Lúc nắm quyền, những chính quyền đen tối này là công cụ chính trị cho Mỹ thực hiện thống trị gián tiếp; khi mất thế sụp đổ, những chính quyền này lại bị Mỹ từ bỏ và chiếm lấy điểm cao dư luận với cớ
“phản dân chủ” và “chống tham nhũng”.

Mỹ còn đam mê đổ lỗi thất bại của mình cho “sự bất lực” của nước sở tại. 46 năm trước, Chính quyền Nam Việt Nam sụp đổ nhanh chóng, trong lúc quân đội Mỹ hoảng loạn rút khỏi Sài Gòn, cơ quan tham vấn Rand của Mỹ trong báo cáo năm đó viết: “Sự cổ hủ của người Nam Việt Nam là một chứng bệnh căn bản, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sụp đổ”. Tại Áp-ga-ni-xtan, dư luận Mỹ thổi phồng nước này là “mồ chôn đế quốc”, nói rằng bất cứ là đế quốc Anh, Liên Xô cũ hay nước Mỹ ngày nay, cứ hiện diện ở nước này là sẽ sa vào vũng lầy, không có cách nào thoát khỏi, cuối cùng đều rút khỏi một cách thảm hại. Một số truyền thông Mỹ hình dung Áp-ga-ni-xtan là “người dã man” và “nước thất bại” chống hiện đại, cả thần dược “dân chủ kiểu Mỹ” cũng không chữa lành căn bệnh của Áp-ga-ni-xtan, Áp-ga-ni-xtan là hoàn toàn không có thuốc trị.

Áp-ga-ni-xtan đang ở trong giai đoạn có nhiều công việc cần làm, Ta-li-ban đứng trước thử thách cầm quyền chưa từng có, đòi hỏi thích ứng với tình hình mới và thách thức mới hoàn toàn khác với phong trào đề kháng trước đó. Nước Mỹ hoàn thành rút quân không những không phản tỉnh và kiểm điểm những chính sách quản lý Áp-ga-ni-xtan hỗn loạn, bất lực và tàn bạo trong 20 năm qua, mà ngược lại, liên tiếp lăng-xê nồi cơm thiu, tiếp tục đóng vai “sư cụ dạy bảo” và phán quan đánh giá hướng đi của Áp-ga-ni-xtan, tạo ra “cạm bẫy ngôn luận”, định hướng dư luận.

Trên thế giới không có nước thất bại, chỉ có quản lý thất bại. Sự sụp đổ của Chính quyền cũ Áp-ga-ni-xtan một lần nữa chứng minh việc quản lý kiểu Mỹ và dân chủ kiểu Mỹ không phải thần dược, mà có thể là thuốc giả, thậm chí là thuốc độc.

 

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập