Hải Vân

Dân chủ không phải là nhằm mục đích phát động “thánh chiến” về ý thức hệ, kích động đối đầu giữa các nước lớn

24-09-2021 13:03:07(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Dân chủ không phải là nhằm mục đích phát động “thánh chiến” về ý thức hệ, kích động đối đầu giữa các nước lớn_fororder_tan

Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương đã giảng một “bài về dân chủ” cho người Mỹ. Chủ đề không phải là so sánh với Mỹ “Ai dân chủ hơn ai”, mà là để giải thích cho người Mỹ biết thế nào là nền dân chủ của Trung Quốc. Như Đại sứ Tần Cương đã nói, Trung Quốc chưa bao giờ nói “Trung Quốc tốt hơn Mỹ”, cũng chưa hề nói với nước khác rằng, chế độ của nước tôi tốt nhất thế giới, mong Mỹ cũng có thể làm như vậy. Bởi vì dân chủ không phải là để so bì, kích động đối đầu, mà là dùng để giải quyết vấn đề.

Các quốc gia có các chế độ khác nhau, hình thức dân chủ cũng khác nhau. Trung Quốc đại diện cho văn hóa phương Đông, từ xưa đến nay có truyền thống  lấy dân làm gốc (dân bản). Đức Khổng Tử nêu ra tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Người thừa kế tư tưởng của Đức Khổng Tử là Mạnh Tử nói “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn". 100 năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, như một đảng đại diện cho lợi ích của người nghèo, mục đích và sứ mệnh ban đầu chính là tìm kiếm hạnh phúc cho người dân.

Dân chủ nhân dân của Trung Quốc ngày nay là dân chủ trong toàn bộ quá trình. Chế độ độc đáo này của Trung Quốc tránh được những cuộc tranh cãi gay gắt, kéo dài, dây dưa trong cơ quan lập pháp, bởi vì những mâu thuẫn và yêu sách đã được giải quyết hoặc thỏa hiệp trong quá trình hiệp thương.

Có người nói, quan chức cấp cao của Trung Quốc được bầu với số phiếu cao thậm chí tỉ lệ phiếu bầu lên đến 100% là dấu hiệu của không dân chủ. Trên thực tế, đây chính là mô hình tuyển chọn nhân tài của Trung Quốc, đảm bảo sản sinh ra đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Trong suốt cuộc đời, con người phải trải qua nhiều kỳ thi, trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế khác nhau và được cấp trên, đồng nghiệp, xã hội và dư luận đánh giá, lựa chọn, giám sát chặt chẽ. Những người không đủ năng lực, không có thành tích, không trong sạch, quần chúng không công nhận sẽ không được cất nhắc lên vị trí cao hơn.

Trên thế giới có nhiều chế độ khác nhau. Một chế độ liệu có dân chủ hay không, cần phải xem chế độ này có đại diện lợi ích chung của người dân hay không, người dân có hài lòng hay không. Dân chủ không phải là vật trang sức mà phải phát huy hiệu quả. Theo kết quả cuộc điều tra ý dân do Học viện Ken-nơ-đi (Kennedy) thuộc Đại học Ha-vớt tiến hành tại Trung Quốc liên tục trong 10 năm cho thấy, mức độ hài lòng của người dân Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản cầm quyền hàng năm đều đạt trên 90%.

Dân chủ không phải là nhằm mục đích phát động “thánh chiến” về ý thức hệ, kích động đối đầu giữa các nước lớn

Dân chủ không đơn giản như “mỗi người một lá phiếu” và “cơ chế đa đảng”, mà phải mang lại lợi ích thực sự cho đất nước và người dân. Trong một thời gian dài, cái gọi là “hệ thống nhà nước dân chủ” và “thể chế tự do” mà một số chính khách Mỹ cổ xúy đang đứng trước thách thức chưa từng có: Mỹ có 680 nghìn người chết vì dịch Covid-19, mỗi ngày có hơn 100 người chết trong vụ các xả súng, 3 người chết do hành vi bạo lực của cảnh sát khi thực thi nhiệm vụ, Mỹ tiêu thụ 2/3  lượng ma túy toàn cầu, 15% dân số rơi vào cảnh nghèo đói...

Một chế độ có dân chủ hay không, phải xem chế độ này có đại diện cho lợi ích chung của người dân hay không, người dân có hài lòng hay không, yêu cầu của người dân có được phản hồi và đáp ứng hay không, người dân có cảm giác được hưởng lợi và hạnh phúc hay không. Đúng như Đại sứ Tần Cương nói, chế độ dân chủ của Trung Quốc vẫn sẽ không ngừng hoàn thiện và phát triển theo hướng bao trùm . Trung Quốc hoan nghênh và tiếp nhận những kiến nghị và phê bình khách quan, chân thực, thiện chí và mang tính xây dựng, nhưng tuyệt đối không chấp nhận những lời vu khống và thông tin sai lệch,  vô căn cứ, không chấp nhận những lời chỉ trích và giáo huấn , không chấp nhận những lời nói và hành động làm phương hại chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Có người định nghĩa quan hệ Trung-Mỹ là “quyết chiến giữa dân chủ và chuyên chế”. Điều này gây khó khăn nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay. Dân chủ là dùng để phục vụ người dân, không phải để phát động “thánh chiến” ý thức hệ, kích động đối đầu giữa các nước lớn.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập