Mẫn Linh

Thế giới có quyền biết sổ nợ “phát thải các-bon chiến tranh” kếch xù của Mỹ

05-09-2021 16:56:06(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Mới đây, Mỹ tuyên bố hoàn thành rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan, tuy nhiên, trước khi rút khỏi Áp-ga-ni-xtan, việc cuối cùng mà quân đội Mỹ đã làm là tận khả năng tiêu hủy tất cả vũ khí hạng nặng và trang thiết bị quân sự không mang về nước được. Quân đội Mỹ nói rằng có hơn 1.300 đơn vị trang thiết bị vũ khí bị tiêu hủy, trong đó có nhiều vũ khí chứa chất hóa học. Căn cứ không quân Bagram, căn cứ tiền tiêu lớn nhất của quân đội Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan cũng biến thành bãi rác chỉ trong một đêm.

Thế giới có quyền biết sổ nợ “phát thải các-bon chiến tranh” kếch xù của Mỹ_fororder_1

“Phát thải các-bon chiến tranh” là một khái niệm mới, là “điểm mù” trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Lâu nay, Mỹ luôn nghĩ mọi cách để hướng tầm ngắm của mọi người vào phát thải các-bon công nghiệp và sinh hoạt trong vấn đề biến đổi khí hậu, cố ý che giấu phát thải các-bon khổng lồ do hệ thống công nghiệp quốc phòng với quy mô siêu lớn của mình và thường xuyên phát động chiến tranh phi nghĩa gây nên. Nêu một ví dụ đơn giản, lượng phát thải các-bon của một chiếc xe tăng chiến đấu chủ yếu của Mỹ tương đương 10 chiếc ô tô Mercedes-Benz bình thường. Quân đội Mỹ không những luôn tránh đề cập đến dấu chân các-bon của mình, mà còn cố ý thao túng quy tắc quốc tế về biến đổi khí hậu.

Thế giới có quyền biết sổ nợ “phát thải các-bon chiến tranh” kếch xù của Mỹ_fororder_3

Đối với khoản nợ “phát thải các-bon chiến tranh” như vậy, đến nay vẫn chưa có ai tính toán nghiêm túc cho Mỹ. Trên thực tế hoàn toàn không cần phải tính, ai là hộ lớn “phát thải các-bon chiến tranh” lớn nhất thế giới? Đương nhiên là Mỹ. Là nước mạnh quân sự hàng đầu thế giới, Mỹ có hệ thống công nghiệp quốc phòng với quy mô lớn nhất toàn cầu, không hổ danh là hộ lớn phát thải các-bon chiến tranh; tính từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ tối thiểu đã phát động 5 cuộc chiến tranh cục bộ, hơn nữa đa số xảy ra tại nước sản xuất dầu mỏ, khiến một lượng lớn cơ sở giếng dầu và thảm thực vật bị hủy hoại, gây phát thải các-bon lớn, thậm chí dẫn đến khí hậu một số khu vực thất thường. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Watson thuộc Đại học Brown, Mỹ ước tính, riêng tại các nước triển khai hành động quân sự như Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Xy-ri..., quân đội Mỹ đã gây phát thải hơn 400 triệu tấn CO2, tương đương lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của 85 triệu chiếc ô tô trong một năm.

Thế giới có quyền biết sổ nợ “phát thải các-bon chiến tranh” kếch xù của Mỹ_fororder_2

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Watson thuộc Đại học Brown, Mỹ còn cho thấy, cả năm 2017, tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do Bộ Quốc phòng Mỹ chủ đạo tương đương hơn 59 triệu tấn CO2. Nếu coi Bộ Quốc phòng Mỹ là một quốc gia thì cơ quan này sẽ là nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 55 trên thế giới, vượt các nước phát triển như Thụy Điển.

Xét thấy có khoảng 15% lao động công nghiệp Mỹ làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng, hệ thống công nghiệp quốc phòng Mỹ hàng năm bình quân phát thải 153 triệu tấn các-bon, tương đương lượng phát thải một năm của Hà Lan nếu tính cả lượng phát thải các-bon trong quá trình sản xuất các phương tiện chiến tranh như bom đạn, máy bay không người lái.

Thế giới có quyền biết sổ nợ “phát thải các-bon chiến tranh” kếch xù của Mỹ_fororder_4

Mỹ chưa chính thức phê chuẩn “Nghị định thư Ky-ô-tô” về ứng phó biến đổi khí hậu năm 1997, hơn nữa dốc sức thúc đẩy xóa nội dung về ghi chép và báo cáo phát thải quân sự liên quan trong đó, để lại sơ hở lớn trong nghị định thư. Mặc dù đã bù lấp sơ hở này, nhưng “Hiệp định Pa-ri” được thông qua năm 2015 chưa xác định rõ mục tiêu các nước cần giảm dấu chân phát thải các-bon quân sự.

Mỹ không còn nghi ngờ là nước đóng thuế nhiều nhất nếu thống kê và phân tích “phát thải các-bon chiến tranh” trong phạm vi toàn cầu để xây dựng một hệ thống giao dịch phát thải các-bon. Thế giới có quyền biết khoản nợ phát thải các-bon chiến tranh kếch xù của Mỹ, Mỹ và quân đội Mỹ càng cần phải bồi thường thế giới.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập