Mẫn Linh

Từ “thời khắc Sài Gòn” đến “thời khắc Ca-bun”, bá quyền Mỹ vấp phải thời khắc bối rối

17-08-2021 15:35:11(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Từ “thời khắc Sài Gòn” đến “thời khắc Ca-bun”, bá quyền Mỹ vấp phải thời khắc bối rối_fororder_1

Bức ảnh trên bị bên ngoài gọi là “quả đấm thép Sài Gòn”, ghi lại cảnh tượng ngày 30/4/1975, trên sân thượng Đại sứ quán Mỹ, khi tranh giành chỗ trên máy bay, một người Việt Nam muốn sơ tán cùng người Mỹ bị quan chức Đại sứ quán Mỹ giáng một cú đấm xuống máy bay trực thăng.

Ngày 29 và ngày 30/4/1975, Mỹ tiến hành chiến dịch cuối cùng của chiến tranh Việt Nam tại Sài Gòn – rút nhân viên về nước. Lúc đó, 200 nghìn quân đội Việt Nam đã bao vây chặt chẽ Sài Gòn, quân đội Việt Nam đã pháo kích sân bay ở nội thành Sài Gòn, Mỹ huy động khẩn cấp máy bay trực thăng để rút nhân viên về nước trên sân thượng Đại sứ quán, các tấm ảnh báo chí lúc đó đã ghi lại tình hình hỗn loạn hoảng hốt chạy trốn của thế lực Mỹ. Những người Mỹ chờ đợi về nước chen chúc trên sân thượng toà nhà Đại sứ quán, trong khi đó lính thủy đánh bộ Mỹ dùng báng súng xua đuổi người Việt Nam trèo lên tường vây của Đại sứ quán bằng súng đạn.

Mặc dù lịch sử sẽ không hoàn toàn lặp lại, nhưng luôn xuất hiện một số trùng hợp khiến mọi người thấy mỉa mai. Kênh CNN Mỹ ngày 16/8 đưa tin, Sân bay Ca-bun đang trong tình trạng hỗn loạn, hàng trăm người lao tới sân bay mong trốn khỏi Áp-ga-ni-xtan. Có nhân sĩ thạo tin cho biết, Chính quyền Bai-đơn đã giảm số chuyến bay chở công dân Áp-ga-ni-xtan đến Mỹ để bảo đảm ưu tiên rút người Mỹ về nước.

Từ “thời khắc Sài Gòn” đến “thời khắc Ca-bun”, bá quyền Mỹ vấp phải thời khắc bối rối_fororder_2

Là kẻ đầu têu thói xấu, quân đội Mỹ đang rút khỏi Áp-ga-ni-xtan với tốc độ nhanh hơn so với thời gian mà nước này tuyên bố, mưu toan đi về cho xong. Rất nhiều người Áp-ga-ni-xtan từng phục vụ quân đội Mỹ thậm chí từng cứu mạng sống của người Mỹ lại không được cấp thị thực đến Mỹ để bảo toàn tính mạng. Áp-ga-ni-xtan như một tấm gương, soi ra hình ảnh xấu xí của Mỹ theo đuổi “tự do, bình đẳng”.

Trước tình hình ở Áp-ga-ni-xtan hiện nay, các nhà phân tích cho rằng, mặc dù Chính phủ Mỹ luôn mưu toan lăng-xê nồi cơm thiu, nói rằng an ninh của Áp-ga-ni-xtan cần do người Áp-ga-ni-xtan phụ trách bảo vệ, nhưng không thể che giấu việc Mỹ cần phải chịu trách nhiệm không thể thoái thác đối với tình hình hỗn loạn hiện nay ở Áp-ga-ni-xtan.

Từ “thời khắc Sài Gòn” đến “thời khắc Ca-bun”, bá quyền Mỹ vấp phải thời khắc bối rối_fororder_3

Trên boong tàu của tàu sân bay sơ tán, Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam nhiệm kỳ cuối cùng Graham Martin nói: “Sau nhiều năm kéo dài, sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam đã kết thúc”. Lời phát biểu này cũng hết sức phù hợp với Áp-ga-ni-xtan ngày nay.

Sau Thế chiến thứ 2, núp dưới các chiêu bài như “bảo vệ chính nghĩa”, “can thiệp nhân đạo”, tấn công khủng bố, phòng ngừa phổ biến “vũ khí giết người hàng loạt”..., Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác bằng vũ lực, ngang nhiên phát động chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Cô-xô-vô, chiến tranh Áp-ga-ni-xtan, chiến tranh I-rắc, chiến tranh Xy-ri.... Các cuộc chiến này không những cướp đi một lượng lớn tính mạng, mà còn gây thương vong nghiêm trọng ở dân thường và tổn thất lớn về tài sản, dẫn đến thảm họa nhân đạo khiến mọi người kinh ngạc.

Đúng như cựu Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ca-dai đã nói: “Hãy xem nỗi đau khổ mà nhân dân Áp-ga-ni-xtan gặp phải, sự hiện diện của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo và các cuộc xung đột không ngớt, hiển nhiên, Mỹ đã thất bại”. Từ “thời khắc Sài Gòn” đến “thời khắc Ca-bun” hoảng hốt chạy trốn, đó chính là hình ảnh chân thực về hành vi bá quyền của Mỹ không được lòng người và cuối cùng thất bại.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập