Mẫn Linh

Năm then chốt, Trung Quốc tích cực làm nên thành tích trong ứng phó biển đổi khí hậu

17-08-2021 10:59:10(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Giở ra cuốn lịch ngoại giao nửa đầu năm 2021 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu được đề cập hết sức thường xuyên. Trong năm then chốt cộng đồng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu, hành động của Trung Quốc thể hiện sự đảm đương của nước lớn.

“Đây là con đường hữu nghị, tuy nhiên, người dân địa phương đều gọi thân thiết con đường này là con đường Trung Quốc....”

Khu công nghiệp tổng hợp Saysettha ở khu vực nội thành mới Thủ đô Viêng Chăn, Lào là khu thí điểm các-bon thấp do Trung Quốc và Lào hợp tác xây dựng. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty phối hợp phát triển và đầu tư Trung Quốc  - Lào phụ trách thực hiện dự án Lưu Hổ cho biết, đèn đường sử dụng năng lượng mặt trời, ô tô chạy điện trong khu công nghiệp này đều do Trung Quốc viện trợ, thúc đẩy khu vực nội thành mới Viêng Chăn phát triển thành thành phố mẫu mực về bảo vệ môi trường các-bon thấp ở Lào nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.

Năm then chốt, Trung Quốc tích cực làm nên thành tích trong ứng phó biển đổi khí hậu_fororder_7

Khu công nghiệp tổng hợp Saysettha

Khu công nghiệp Saysettha Lào là một trong 10 khu thí điểm các-bon thấp mà Trung Quốc triển khai tại các nước đang phát triển, cũng là bằng chứng sống động về Trung Quốc tích cực đảm đương trách nhiệm ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Đại dịch COVID-19 kéo dài, gây phản tỉnh sâu sắc về quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Thời tiết cực đoan thường xuyên xuất hiện, đa dạng sinh học mất dần, tình trạng sa mạc hóa ngày một trầm trọng...Việc quản trị khí hậu toàn cầu đối mặt với thách thức chưa từng thấy. Ngày 22/4, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất phương án Trung Quốc, đó là chung tay xây dựng cộng đồng sự sống giữa con người và tự nhiên.

“Biến đổi khí hậu mang lại thách thức cam go cho sự sinh tồn và phát triển của loài người, cộng đồng quốc tế cần chung tay xây dựng cộng đồng sự sống giữa con người và tự nhiên. Thiên nhiên đã thai nghén và nuôi dưỡng con người, con người cần lấy thiên nhiên làm gốc, tôn trọng tự nhiên, thuận theo tự nhiên, bảo tồn thiên nhiên”.

Năm then chốt, Trung Quốc tích cực làm nên thành tích trong ứng phó biển đổi khí hậu_fororder_6

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Gu-tê-rét nêu rõ, năm 2021 là “năm then chốt” cho cộng đồng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu, là năm thực thi toàn diện “Hiệp định Pa-ri”. Tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố hai mục tiêu về phát thải các-bon gồm phát thải các-bon đạt đỉnh và trung hòa các-bon. Từ đầu năm đến nay, Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần tái khẳng định sự cam kết trịnh trọng này.

“Trung Quốc sẽ phấn đấu thực hiện phát thải các-bon đạt đỉnh trước năm 2030, trung hòa các-bon trước năm 2060. Thời gian cam kết thực hiện từ phát thải các-bon đạt đỉnh đến trung hòa các-bon của Trung Quốc ngắn hơn nhiều so với thời gian các nước phát triển đã trải qua, đòi hỏi Trung Quốc đưa ra nỗ lực gian khổ”.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc, nước đang phát triển lớn nhất thế giới sẽ mất thời gian ngắn nhất trong lịch sử thế giới để thực hiện từ phát thải các-bon đạt đỉnh đến trung hòa các-bon, độ khó là có thể tưởng tượng được. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, “đây là hành động chủ động của Trung Quốc”.

“Chúng tôi cho rằng, miễn là việc bổ ích đối với toàn nhân loại thì Trung Quốc không thể thoái thác, hơn nữa cần phải làm tốt”.

Trước các vấn đề nan giải đặt ra cho việc trị lý môi trường toàn cầu, Trung Quốc luôn là bên hành động kiên định. Tháng 10 năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị các bên cam kết “Công ước về Đa dạng sinh học” lần thứ 15, cùng các bên thúc đẩy việc quản trị đa dạng sinh học toàn cầu bước lên tầm cao mới....

“Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, miễn là đồng tâm hiệp lực, nhân loại chắc chắn có thể ứng phó thách thức đối với môi trường khí hậu toàn cầu, để lại một thế giới sạch sẽ, tươi đẹp cho con cháu mai sau”.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập