Duy Hoa

“Thời báo Niu-oóc” nên đổi tên thành “Thời báo bóp méo”

16-07-2021 12:35:44(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Tờ “Thời báo Niu-oóc” số ra ngày 14/7 đăng bài trên Twitter cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc tăng 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng này “khiến nhiều nhà kinh tế học bất ngờ”, vì cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến thời gian gần đây “tạm ngừng nghiệp vụ” do dịch bệnh, xuất khẩu của Trung Quốc làm sao thực hiện được tăng trưởng nhanh chóng như vậy? Dựa vào điều này, họ phân tích “kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng có lẽ là vì sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc tăng giá”, chỉ trích Trung Quốc “để người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu chi phí của mình”.

“Thời báo Niu-oóc” nên đổi tên thành “Thời báo bóp méo”_fororder_纽约时报1

Cách làm của “Thời báo Niu-oóc” hiển nhiên phớt lờ sự thật cơ bản, phớt lờ nhận thức chung của chuyên gia kinh tế các nước, một lần nữa cố tình bôi nhọ, nặn tin đồn về Trung Quốc, không thể trụ vững trước lô-gíc vấn đề.

“Thời báo Niu-oóc” nên đổi tên thành “Thời báo bóp méo”_fororder_纽约时报2

Trước tiên, quan điểm về tình trạng đình trệ tại cảng Diêm Điền do dịch bệnh ở Thâm Quyến chắc chắn sẽ làm trở ngại xuất khẩu của Trung Quốc không trụ vững được. Hiện nay, trong số 10 cảng biển lớn nhất thế giới có 7 cảng biển ở Trung Quốc, cảng Diêm Điền tuy có quy mô lớn, nhưng không lọt vào Top 10 cảng biển lớn nhất Trung Quốc, vì vậy gây ảnh hưởng không đáng kể đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc. Tại cảng Diêm Điền, sau khi bùng phát dịch bệnh, khu vực làm việc và cư trú của nhân viên được quản lý, nhưng sản xuất ở cảng biển không hề “đình trệ”, tháng 6, khối lượng hàng công-ten-nơ thông qua cảng là 615.800 TEUs, đến ngày 24/6 hoạt động nghiệp vụ đã khôi phục toàn diện, trở lại mức bình thường.

“Thời báo Niu-oóc” nên đổi tên thành “Thời báo bóp méo”_fororder_纽约时报3

Thứ hai, nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á bùng phát đợt dịch thứ 2, tác động đến chuỗi cung ứng thế giới. Là nước kiểm soát dịch bệnh khá tốt, Trung Quốc có chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, khiến không ít nước đồng loạt chuyển sang đặt hàng Trung Quốc; kinh tế châu Âu và Mỹ phục hồi, thúc đẩy nhu cầu bên ngoài. Nhiều nhân tố đã thúc đẩy xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng. Có cư dân mạng viết: “Trung Quốc dẫn đầu khôi phục làm việc và sản xuất, không những đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu vật tư sang các nước, đảm bảo thế giới hoạt động bình thường. Nếu không, tình hình Mỹ ăn chặn khẩu trang nước khác xảy ra năm 2020 có khả năng sẽ diễn biến thành chiến tranh”.

“Thời báo Niu-oóc” nên đổi tên thành “Thời báo bóp méo”_fororder_纽约时报4

Cách nói “hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng giá” và “để người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu chi phí tăng lên” càng vô căn cứ, hòng đổ lỗi của Mỹ cho Trung Quốc. Mọi người đều biết, kể từ khi bùng phát dịch đến nay, để kích thích kinh tế phục hồi, Mỹ lợi dụng bá quyền tài chính nước mình, ra sức in tiền giấy. Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ in thêm tiền giấy 5.800 tỷ đô-la Mỹ trong thời gian phòng chống dịch. Một khối lượng tiền lớn như vậy đã dẫn đến đô-la Mỹ sụt giá liên tục, nguyên vật liệu và các mặt hàng có khối lượng giao dịch lớn tăng giá liên tục, giá thành sản xuất sản phẩm gia tăng mới là nguồn gốc dẫn đến sản phẩm Trung Quốc tăng giá, những điều này chính là vì Mỹ. Theo số liệu do Tổng Cục Hải quan Trung Quốc công bố, tính theo đồng Nhân dân tệ, tháng 6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nếu tính theo đô-la Mỹ, con số này tăng 32,2%. Tính theo đô-la Mỹ, mức tăng cao hơn 12% so với tính theo đồng Nhân dân tệ. Điều này nói lên, đô-la Mỹ có sự sụt giá rất rõ nét. Đây cũng là bí quyết Mỹ vơ vét của cải thế giới.

Những năm qua, tờ “Thời báo Niu-oóc” nặn tin đồn, bôi nhọ Trung Quốc là chuyện thường thấy, mất đi nguyên tắc thông tin chính xác, thảo nào có không ít cư dân mạng đề nghị “Thời báo Niu-oóc” nên đổi tên thành “Thời báo bóp méo”.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập