Mẫn Linh

Cưỡng bức lao động là truyền thống của Mỹ chứ không phải của Tân Cương

16-06-2021 14:13:32(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_3

Thời gian qua, một số chính khách Mỹ và phương Tây mượn cớ bông Tân Cương để bôi nhọ Tân Cương tồn tại cái gọi là hiện tượng “cưỡng bức lao động”, trên thực tế, bông Mỹ mới là bằng chứng lịch sử về cưỡng bức lao động. Hiện tượng cưỡng bức lao động luôn tồn tại trong lịch sử Mỹ, là truyền thống của Mỹ chứ không phải của Tân Cương.

Cưỡng bức lao động là sản phẩm của chế độ nô lệ, trong lịch sử, một số đông nô lệ người da đen bị bán đến các đồn điền trồng bông ở Mỹ, cưỡng bức lao động đã giúp chủ nghĩa tư bản Mỹ hoàn thành sự tích lũy ban đầu, cũng là trang bẩn thỉu nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại.

Cùng với việc xóa bỏ chế độ nô lệ, người bị hại bởi cưỡng bức lao động ở Mỹ từ lâu đã từ nô lệ người da đen chuyển sang người nhập cư nước ngoài. Số liệu cho thấy, hàng năm đều có một số đông băng nhóm tội phạm buôn bán người từ nước ngoài đến Mỹ bị cưỡng bức lao động, ước tính một cách bảo thủ, số người bị hại vượt quá 100 nghìn, phân bố trong hơn 20 ngành nghề gồm gia chánh, nông nghiệp, trồng trọt.... Trong 5 năm qua, tất cả 50 bang và đặc khu Cô-lum-bi-a (Washington D.C) đều có báo cáo về các vụ cưỡng bức lao động và buôn bán người. Cách đây không lâu, vẫn còn người Ấn Độ ở Mỹ bị ép buộc làm việc hơn 87 tiếng đồng hồ/tuần, thu nhập chỉ 1,2 USD/giờ, thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu theo luật định của Mỹ và các bang liên quan.

Ngoài người nhập cư nước ngoài ra, Mỹ còn vươn bàn tay đen cưỡng bức lao động tới trẻ em. Những tấm ảnh về lao động trẻ em chụp hơn 100 năm trước của nhiếp ảnh gia Mỹ một lần nữa thu hút sự quan tâm của bên ngoài. Từ giếng mỏ nguy hiểm đến nông trường thuốc lá, cuộc sống của lao động trẻ em Mỹ rất bi thảm, nhỏ tuổi nhất trong số họ thậm chí chỉ có 3 tuổi. Theo thống kê của cơ quan liên quan, riêng năm 2019, Mỹ đã có hơn 800 vụ lao động trẻ em vi phạm Luật Lao động, hiện vẫn còn khoảng 500 nghìn lao động trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp, hiện tượng sử dụng lao động trẻ em cũng cực kỳ phổ biến trong ngành thuốc lá. Tại Phiên họp lần thứ 109 của Hội nghị Lao động quốc tế, vấn đề sử dụng lao động trẻ em ở Mỹ một lần nữa bị các bên tham dự hội nghị phê bình rộng rãi.

Đó chỉ là một phần nổi trong tảng băng chìm xâm phạm quyền lợi của người lao động ở Mỹ. Các vụ xâm phạm quyền lợi của người lao động ở Mỹ nhiều vô kể. Theo báo cáo của Liên hiệp Công đoàn Quốc tế, Mỹ tồn tại vấn đề xâm phạm quyền lợi của người lao động một cách hệ thống, có biểu hiện kém nhất trong các nước phát triển chủ chốt. Số liệu thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy, là nước phát triển nhất trên thế giới, Mỹ đến nay chỉ phê chuẩn 14 công ước lao động quốc tế và 2 trong 8 công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động quốc tế, là một trong những thành viên phê chuẩn số công ước tương đối ít.

Nhìn lại vấn đề Tân Cương ở Trung Quốc, cùng với việc Trung Quốc ra sức nhân rộng cơ giới hóa trong toàn quốc, tỷ lệ gieo trồng bông bằng máy ở Tân Cương hiện đạt 100%, tỷ lệ hái bằng máy đạt 70%. Hiện tượng “cưỡng bức Lao động” không có không gian tồn tại ở Tân Cương nói riêng và cả nước Trung Quốc nói chung. Theo thống kê, từ năm 2014 đến năm 2019, Tân Cương hàng năm trung bình đào tạo 1 triệu 288 lượt lao động ở thành thị và nông thôn, số người tham gia đào tạo nắm bắt ít nhất một kỹ năng, tuyệt đại số được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ kỹ năng nghề hoặc năng lực hành nghề, thực hiện việc làm ổn định.

Số liệu liên quan Tân Cương của cuộc tổng điều tra dân số cả nước Trung Quốc lần thứ 7 vừa công bố cho thấy những năm qua, kinh tế - xã hội Tân Cương phát triển, hoa hồng được phóng thích ổn định và đầy đủ, thu hút một số đông nhân tài đến Tân Cương đầu tư lập nghiệp, thúc đẩy dân số tăng vững chắc. Bước vào mùa thu hoạch bông, ngoài lao động nông dân các dân tộc Tân Cương ra, lao động nông dân đến từ các tỉnh thành khác cũng đến Tân Cương hái bông, họ đều tự nguyện làm công ký hợp đồng lao động, hoàn toàn không tồn tại bất cứ cái gọi là “hiện tượng cưỡng bức” nào.

Một số chính khách Mỹ nặn ra tin đồn về Tân Cương tồn tại cưỡng bức lao động, nhưng mãi đến nay vẫn không thể đưa ra bất cứ chứng cứ xác thực nào, trong nước Mỹ lại liên tiếp phanh phui các vụ cưỡng bức lao động. Nước tự cho là “ngọn hải đăng nhân quyền” đã đến lúc soi sáng bản thân, nhìn thẳng vào vấn đề của bản thân.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập