Kiều Quân

Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ mãi không quên

18-01-2021 12:46:25(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ mãi không quên_fororder_CCTV-0013003

Ngày 18/1 năm nay là ngày kỷ niệm 71 năm hai nước Trung-Việt thiết lập quan hệ ngoại giao. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nói, “Quan hệ Trung-Việt đã vượt qua quan hệ song phương bình thường”. Việt Nam là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi đồng chí Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng khoá mới. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng hai lần sang thăm Việt Nam với tư cách nhà lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, năm 2011 đồng chí Tập Cận Bình đã sang thăm Việt Nam với tư cách Phó Chủ tịch nước, đồng chí Tập Cận Bình từng có ba chuyến thăm Việt Nam trong vòng sáu năm. Mỗi lần sang thăm Việt Nam, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đều có bài phát biểu quan trọng, khuyến khích nhân dân hai nước kế thừa tình hữu nghị truyền thống. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm và coi trọng tình hữu nghị truyền thống hai nước Trung-Việt của cá nhân đồng chí Tập Cận Bình, góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị truyền thống hai nước. 

Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ mãi không quên_fororder_CCTV-0013005

Hai nước Trung-Việt là láng giềng hữu nghị núi sông liền một dải, có lịch sử chung sống hữu nghị lâu đời, nhưng tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước không chỉ là như vậy. Hai nước Trung-Việt trước kia đều từng bị chủ nghĩa đế quốc xâm lược và áp bức, đều trải qua đấu tranh đẫm máu lâu dài cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân.

Giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung-Việt có lịch sử lâu đời, có thể truy nguồn đến mấy nghìn năm trước. Tình hữu nghị cách mạng truyền thống giữa hai nước cũng bắt nguồn từ thời kỳ đầu thành lập Đảng của hai nước. Thập niên 20 thế kỷ trước, đồng chí Hồ Chí Minh đã làm quen với các nhà cách mạng Đảng Cộng sản Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Diệp Kiếm Anh ... năm 1925, đồng chí Hồ Chí Minh đi cùng với cố vấn Liên Xô đã đến Quảng Châu hỗ trợ Cuộc Đại cách mạng Trung Quốc. Tại Quảng Châu, đồng chí Hồ Chí Minh lần đầu tiên gặp các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, v,v. Tại Quảng Châu, đồng chí Hồ Chí Minh đã thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, đào tạo một loạt nhà lãnh đạo cách mạng thời kỳ đầu của Việt Nam.

Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ mãi không quên_fororder_CCTV-0013004

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập tại Hồng Công, Trung Quốc. Trong thời gian này, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã được các đồng chí Đảng Cộng sản Trung Quốc yểm trợ và giúp đỡ.

Điều đáng nhắc là, trong thời kỳ cách mạng Trung Quốc gặp trắc trở và khó khăn lớn, một số đồng chí Việt Nam và các đồng chí Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạn nạn có nhau. Điển hình là Hồng Thủy, đồng chí Việt Nam đã đi theo Hồng quân Công Nông Trung Quốc chiến đấu liên tục ở các nơi Thụy Kim, Tỉnh Cương Sơn, tham gia cuộc trường chinh 25 nghìn dặm, tham gia Cuộc chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc, mãi đến năm 1945 chiến thắng phát-xít Nhật mới về Việt Nam theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhớ mãi không quên_fororder_CCTV-0013006

Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam. Sau đó, thực dân Pháp xâm lược trở lại, lực lượng cách mạng Việt Nam buộc phải rút đến vùng núi triển khai cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Tháng 10/1949, Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập. Năm 1950, Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ Ngoại giao với Nước Cộng Hoà Dân chủ Việt Nam, và gửi Đoàn cố vấn quân sự viện trợ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 20 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước khó khăn gian khổ của nhân dân Việt Nam, Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc đã giành sự ủng hộ kiên định về chính trị, ngoại giao và viện trợ nhiều về quân sự, kinh tế cho Việt Nam, hơn 1400 cán bộ chỉ huy và chiến sĩ đã hy sinh trên đất nước Việt Nam, đã xây dựng tấm bia lớn và bất hủ tình hữu nghị Trung-Việt bằng tính mạng trẻ tuổi và quý báu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc của Việt Nam.

Ủng hộ lẫn nhau, kề vai chiến đấu trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước, đã khiến nhân dân hai nước xây dựng tình hữu nghị nồng thắm, đúng như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung-Việt là “nước anh em”, “vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập