La Thành

#KechuyenTapCanBinh# Họ là những người thực hiện và được hưởng lợi trong việc thúc đẩy “chấn hưng thôn làng” của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình

29-12-2020 17:42:54(GMT+08:00)
Chia sẻ:

#KechuyenTapCanBinh# Họ là những người thực hiện và được hưởng lợi trong việc thúc đẩy “chấn hưng thôn làng” của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình_fororder_xiangcun1

Hội nghị Công tác Nông thôn Trung ương Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, Mới đây, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc vừa khép lại. Hội nghị nhấn mạnh, cần phải thúc đẩy chấn hưng thôn làng toàn diện, nắm vững sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy cải cách nông thôn và xây dựng thôn làng. Chiến lược chấn hưng thôn làng là một chiến lược quan trọng được Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất, là điểm nhấn công tác “tam nông” trong thời đại mới. Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nhiều lần nhấn mạnh phải đặt việc thực thi chiến lược chấn hưng thôn làng trên ví trí ưu tiên. Tổng Bí thư cho biết: “Phải thúc đẩy chấn hưng ngành nghề thôn làng, thúc đẩy nông dân tăng thu nhập thực hiện qua phát triển ngành nghề, ra sức thoát nghèo ở nông thôn, thúc đẩy cuộc sống thôn làng giàu có”. Chấn hưng thôn làng cuối cùng là để hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc đều có cuộc sống tốt đẹp.

#KechuyenTapCanBinh# Họ là những người thực hiện và được hưởng lợi trong việc thúc đẩy “chấn hưng thôn làng” của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình_fororder_微信图片_20201229163810

Năm 2020 là một năm rất không bình thường trong lịch sử. Một loạt tai họa  như dịch bệnh, lũ lụt, bão, nạn sâu bọ, v.v., lần lượt xảy ra, mọi người một dạo lo lắng, lương thực có đủ ăn hay không? Thu nhập có tăng không? Nhìn lại vào cuối năm, các bạn sẽ phát hiện, trên gương mặt của bà con nông dân từng trải sóng gió trên cánh đồng đã hiện lên niềm vui vì lương thực được “bội thu 17 năm liền”, các nông sản phẩm chủ yếu cung ứng ổn định. Trên con đường chấn hưng thôn làng, hàng trăm triệu bà con nông dân Trung Quốc đang hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ông Đường Phát Căn, trồng lương thực với lượng lớn ở huyện Bình Giang, tỉnh Hồ Nam không ngờ năm nay trồng lúa gạo khó như vậy.

Đầu năm, dịch COVID-19 dẫn đến khó mua giống lúa và phân bón, khó trồng lúa, ông Căn từng nghĩ năm nay có thể không kịp trồng lúa nữa. Đến khi đại dịch dịu lại, ông liền mua 5 máy gieo lúa, trồng hơn 187 ha lúa gạo vụ Xuân với tốc độ nhanh nhất.

#KechuyenTapCanBinh# Họ là những người thực hiện và được hưởng lợi trong việc thúc đẩy “chấn hưng thôn làng” của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình_fororder_xiangcun3

Mấy tháng sau, trong lúc chờ đợi mùa gặt hái lúa gạo, địa phương lại gặp mưa phùn liên miên ít thấy trong mấy chục năm qua. Bà con nông dân rất sốt ruột.

5 máy sấy khô của ông Căn đã phát huy hiệu quả, trong hơn 20 ngày tiếp theo, ông làm việc liên lục giúp mọi người sấy khô lúa gạo. Một số bà con thậm chí ăn, ở đều ở nhà ông Căn. Ông Căn dự tính, ông đã giúp bà con sấy khô hơn 2000 tấn lúa gạo.

Cuối năm tính lại, sản lượng lúa gạo của ông Căn vượt quá 2500 tấn.

Năm nay, sản lượng lương thực cả nước Trung Quốc đạt 66,95 triệu tấn, duy trì sản lượng trên 66,9 triệu tấn trong 6 năm liền. Đột phá vô số khó khăn, nông dân Trung Quốc cuối cùng đã chào đón mùa lương thực “bội thu 17 năm liền”.

Chuyện vui nhất của ông Nguyễn Kế Vĩ, Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Hoa Viện Khoa học Nông nghiệp tỉnh Vân Nam là 4 giống dâu Tây của ê-kíp ông được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn cấp giấy chứng nhận về giống mới cây thực vật.

#KechuyenTapCanBinh# Họ là những người thực hiện và được hưởng lợi trong việc thúc đẩy “chấn hưng thôn làng” của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình_fororder_xiangcun2

Loại dâu Tây mới này có thể đơm hoa kết trái vào mùa Hè – Thu, kéo dài mùa cung ứng dâu Tây trên thị trường.

Đây là loại dâu Tây mới “trung tính” có quyền sở hữu trí tuệ đợt một của Trung Quốc, sẽ đột phá cục diện lâu nay do nước ngoài độc quyền về dâu Tây này.

8 năm qua, ê-kíp của ông Vĩ đã triển khai nhập khẩu giống và đánh giá, nghiên cứu gây giống, trồng trọt xanh, quảng bá kỹ thuật trồng trọt xanh và hiệu quả cao với tổng diện tích hơn 2000 ha.

Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương diễn ra mới đây, vấn đề giống và đất canh tác được coi trọng cao độ. Hội nghị nhấn mạnh phải triển khai công kiên kỹ thuật “nút thắt cổ chai” về giống thực vật.

Ông Vĩ lại tràn đầy tinh thần chiến đấu.

6 tháng đầu năm nay, ngành ăn uống bị tác động mạnh, đồng thời cũng tác động đến hoa tiêu, một gia vị trên bàn ăn. Trên một nông trường gia đình vịnh Hoa Mi, quận Giang Tân, thành phố Trùng Khánh, hạt hoa tiêu trên 7000 cây từng một dạo không có kênh tiêu thụ.

#KechuyenTapCanBinh# Họ là những người thực hiện và được hưởng lợi trong việc thúc đẩy “chấn hưng thôn làng” của Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình_fororder_微信图片_20201229163800

 “Dù khó khăn đến mấy cũng phải kiên nhẫn.” Ông Châu Hồng, Người phụ trách của Nông trường, người nông dân mới thế hệ 6X, 52 tuổi cho biết, thông qua “nền tảng thương mại điện tử + tiêu thụ trực tuyến trên mạng”, nông trường đã hình thành “kênh tiêu thụ song song” trực tuyến và ngoại tuyến.

5 năm qua, ông Châu Hồng tiêu thụ các nông sản phẩm qua phương thức như cộng đồng bạn bè trên Wechat, tiêu thụ trực tuyến trên mạng v.v, đã bán hơn 10 triệu quả trứng gà.

 “Bán nhiều hàng như vậy, nếu đều do mình nuôi trồng là không thực tế, vì vậy, tôi hợp tác với bà con cả thôn cùng nuôi trồng.” Ông Hồng cho biết, hiện đã có hơn 100 hộ nông dân tham gia vào nông trường.

 

Trong năm mới, ông Hồng mong có thể hướng dẫn càng nhiều dân làng tăng thu nhập làm giàu.

Hiện nay, ngày càng nhiều “nông dân mới” mang kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến đến nông thôn, phát triển ngành nghề mới, dẫn dắt nhiều thôn làng truyền thống hướng tới trồng trọt hiện đại hóa, hướng tới chấn hưng thôn làng.

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập