Mẫn Linh

Liên minh châu Âu và Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do – ngành dệt may sau này có thể giảm thuế bao nhiêu?

15-08-2019 14:29:28(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Ngày 30/6, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban châu Âu và Chính phủ Việt Nam đã ký hai hiệp định thương mại, tức “Hiệp định Thương mại tự do” và “Hiệp định Bảo hộ đầu tư”. Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, hai bên có kế hoạch từng bước cắt giảm thuế quan của 99% hàng hóa trong thương mại song phương trong vòng 10 năm sau khi hai hiệp định có hiệu lực, phần nhỏ còn lại sẽ nới lỏng theo hình thức hạn ngạch, ngoài ra hai hiệp định còn bao gồm các điều khoản trong các lĩnh vực môi trường, nhân quyền và quyền lợi của người lao động. Hai hiệp định này một khi có hiệu lực sẽ tiếp tục thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, tạo cơ hội thị trường mới cho sự phát triển của hai bên trong các lĩnh vực. 

Cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam bắt đầu từ tháng 6/2012, tham vấn kéo dài ba năm rưỡi, kết thúc vào cuối tháng 12/2015 và ký dự thảo hiệp định, trì hoãn đến nay là do trình tự pháp luật trong nội bộ Liên minh châu Âu. Ngày 25/6 năm nay, hiệp định này cuối cùng nhận được sự phê chuẩn của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu. Hai hiệp định này hiện vẫn cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp hai bên mới có hiệu lực. Việt Nam sẽ trình Quốc hội phê chuẩn, Liên minh châu Âu vẫn cần nhận được sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu. Ngoài ra, Hiệp định Bảo hộ đầu tư sẽ do các nước thành viên Liên minh châu Âu phê chuẩn theo trình tự của mỗi nước.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Liên minh châu Âu tại khu vực ASEAN, chỉ đứng sau Xin-ga-po. Năm 2018, Liên minh châu Âu và Xin-ga-po ký Hiệp định Thương mại tự do, dự định miễn trừ mọi thuế quan giữa hai bên trong vòng 5 năm. Việt Nam là nước thứ hai tại khu vực Đông Nam Á ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu, hiệp định này cũng là Hiệp định Thương mại tự do với cường độ lớn nhất của Liên minh châu Âu ký với các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ, trong các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Liên minh châu Âu của Việt Nam có hàng dệt may.

Việt Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới, dự báo đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt 50 tỷ USD. Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài thông qua ra sức cải thiện môi trường kinh doanh và chính sách ưu đãi, thúc đẩy ngành dệt may địa phương phát triển nhanh chóng, sức cạnh tranh quốc tế không ngừng được nâng cao.

Cùng với việc Liên minh châu Âu và Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư, ngành dệt may Việt Nam sẽ chào đón cơ hội phát triển lớn hơn. Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh và thị phần trên thị trường Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Liên minh châu Âu – Việt Nam sẽ thúc đẩy Việt Nam kiến tạo môi trường kinh doanh và đầu tư tốt hơn, tiếp tục nâng cao sức hút đầu tư.

Trung Quốc và Việt Nam hiện có quan hệ cạnh tranh khá mạnh trong lĩnh vực thương mại xuất khẩu hàng dệt may, tranh giành quyết liệt đơn hàng trên thị trường quốc tế, việc ký kết hiệp định này trên chừng mực nhất định sẽ gây sức ép cho các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu hàng dệt may sang Liên minh châu Âu.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập