Duy Hoa

Vốn đầu tư vào ngành dệt may của Việt Nam giảm

12-08-2019 15:00:00(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_20190810182202_addb49260666d1218eda9ff40e985dac_1

Việt Nam luôn là khu vực trọng điểm thu hút sự chuyển dịch của năng lực sản xuất dệt may quốc tế, tuy nhiên trước mắt một số doanh nghiệp thậm chí không thuê được nhà xưởng ở Việt Nam. Được biết, đã có không ít doanh nghiệp đang xem xét ngừng mở rộng ở Việt Nam, thậm chí chuyển khỏi Việt Nam. Vậy, những doanh nghiệp dệt may đầu tư vào Việt Nam đã xuất hiện những vấn đề gì? Trong thời gian tới, bố cục năng lực sản xuất sẽ có những đổi thay gì? 

Một là, cơ sở hạ tầng vẫn lạc hậu, nhân tố không xác định gia tăng.

Người phụ trách liên quan của Công ty Nike Mỹ cho biết, cảng biển ùn tắc, cung cấp nước và điện quá tải. Đông đảo doanh nghiệp phải đặt “chỗ” trước khi xuất nhập khẩu hàng hóa, hiệu suất vận chuyển cũng giảm mạnh vì ùn tắc giao thông.

Điều khiến doanh nghiệp lo ngại là, cách đây ít lâu Mỹ khởi động điều tra thương mại với Việt Nam, khả năng áp thuế quan với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã gia tăng.

Trước tình hình này, Công ty Nike có ý định từ bỏ đầu tư tại Việt Nam, chuyển sang đầu tư vào những nước Đông Nam Á khác như In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, v.v. Công ty Nike thậm chí có ý định chuyển dịch năng lực sản xuất về Trung Quốc, tiếp tục mở rộng bố cục các nhà xưởng tại Trung Quốc, vì thị trường Trung Quốc quả thực rất quan trọng đối với Nike.

Hai là, chi phí lao động tăng quá nhanh, giá thuê đất tăng rõ rệt.

Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay mức lương trung bình của công nhân Việt Nam tối thiểu là 300 đô-la Mỹ/tháng, cùng với mức lương của công nhân địa phương gia tăng, Việt Nam đã không còn ưu thế mức lương rẻ.

Cùng với nhà đầu tư nước ngoài tăng tốc đầu tư và xây dựng nhà máy tại Việt Nam, chi phí lao động cũng như giá thuê đất và nhà xưởng tại Việt Nam đều tăng lên nhanh chóng. Nhà xưởng nhiều thêm, khó tuyển dụng lao động cũng tăng lên, doanh nghiệp dệt may nước ngoài buộc phải đến vùng sâu vùng xa tuyển dụng lao động, hơn nữa cục diện mức lương tăng cao vẫn sẽ tiếp diễn.

Ba là, cơ sở sản xuất “xé chẵn ra lẻ”, nhãn mác mang tính giả dối gây ảnh hưởng lớn.

Có chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng, thành công hay thất bại của Việt Nam đều có khả năng bị ảnh hưởng bởi ngoại thương, tuy thông qua mô hình định hướng xuất khẩu, kinh tế Việt Nam thực hiện phát triển cao tốc, nhưng hiện nay dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ 70 tỷ đô-la Mỹ, năm 2018, nợ công của Việt Nam đã chiếm 63% GDP, tiến sát mức trần 65% theo luật định của Việt Nam, nợ công cao đã trở thành trở ngại lớn nhất kiềm chế kinh tế nước mình phát triển bền vững, năng lực chống áp lực của kinh tế tương đối yếu.

Để tránh rủi ro, không đặt toàn bộ trứng gà vào cùng một rổ, có doanh nghiệp dệt may bắt đầu tạm ngừng kế hoạch mở rộng xây dựng nhà máy tại Việt Nam, khiến sản xuất “biến lẽ thành chẵn”, chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á khác, mong thông qua xây dựng nhiều cơ sở sản xuất, ứng phó một cách linh hoạt hơn với tình hình thương mại quốc tế nhiều đổi thay.

Điều đáng nói là, cọ xát thương mại Trung-Mỹ đã làm gia tăng sự chuyển dịch năng lực sản xuất dệt may ra khỏi Việt Nam, bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vấn đề gian lận thương mại, chẳng hạn có doanh nghiệp không đầu tư thực sự để thực hiện chuyển dịch nhà máy, mà trực tiếp dán nhãn mác xuất xứ là Việt Nam, để tránh hạn chế thương mại. Người phụ trách liên quan của Bộ Công Thương mại Việt Nam từng cho biết: “Nhãn mác giả dối sẽ làm suy giảm nghiêm trọng tiếng tăm và sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam”.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập